Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có di truyền không là thắc mắc cần được giải đáp của rất nhiều người bệnh đã và đang mắc chứng bệnh này.
Các nhà khoa học đã tin tưởng vào giả thuyết yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “bệnh lupus ban đỏ có di truyền không?” một cách chi tiết nhé!
Lupus ban đỏ hệ thống xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các mô bình thường của cơ thể. Đây là một tình trạng mãn tính có thể gây thương tổn nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm: Khớp, da, máu, thận, tim và phổi. Hầu hết các trường hợp lupus ban đỏ hệ thống được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 - 44 tuổi và thường phổ biển ở nữ giới.
Các triệu chứng lupus ban đỏ hệ thống có thể khác nhau ở mỗi người bệnh và có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng phổ biến:
Lupus ban đỏ hệ thống thường có các giai đoạn bùng phát bệnh và các giai đoạn thuyên giảm, khi các triệu chứng được cải thiện.
Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể cải thiện các triệu chứng bằng các phương pháp khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và thay đổi phong cách sống.
Theo nhiều nghiên cứu, bệnh lupus ban đỏ hệ thống có tính chất di truyền. Điều này có nghĩa là nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì những người khác cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý. Đặc biệt, những người ở thế hệ thứ nhất sẽ dễ bị di truyền nhất.
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh ngoài da và gây thương tổn trực tiếp trên da nên rất nhiều người đều cho rằng bệnh có tính lây truyền. Tuy nhiên, trên thực tế căn bệnh này không có tính truyền nhiễm nhưng lại có thể di truyền. Nếu gia đình có người mắc bệnh, rất có thể những người trong gia đình đều sẽ bị mắc.
Những người có hệ miễn dịch bất thường có khả năng di truyền bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Nhưng cũng có rất nhiều các trường hợp trẻ em sinh ra từ bố mẹ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhưng không bị di truyền, vì ngoài yếu tố di truyền còn có nhiều yếu tố khác như: Giới tính, các bệnh nhiễm trùng, tiếp xúc với ánh nắng,... Trong trường hợp này các bậc phụ huynh vẫn cần cảnh giác bằng việc đưa trẻ đến chuyên khoa để kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Gen và yếu tố di truyền có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Một số gen trong cơ thể có thể hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, ở người bệnh lupus ban đỏ hệ thống, các gen này có thể ngăn hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường và dẫn đến các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ.
Ngoài ra, đôi khi tình trạng lupus ban đỏ hệ thống có thể liên quan đến sự chết đi của tế bào. Đây là một trình tự nhiên xảy ra khi cơ thể đổi mới tế bào. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chính yếu tố di truyền mà cơ thể không đào thải các tế bào đã chết. Các tế bào này còn sót lại trong cơ thể và điều này khiến hệ thống miễn dịch hoạt động không đúng, dẫn đến bệnh lý lupus ban đỏ hệ thống.
Bên cạnh yếu tố di truyền có khả năng quyết định sự ảnh hưởng của bệnh lupus ban đỏ, có nhiều yếu tố khác làm ảnh hưởng hoặc gia tăng các triệu chứng của bệnh. Các yếu tố môi trường góp phần làm bệnh trầm trọng thêm như: Thuốc lá, ô nhiễm môi trường, căng thẳng…
Để làm giảm thiểu các yếu tố này, người bệnh nên:
Lupus ban đỏ hệ thống là một tình trạng phức tạp, có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Yếu tố di truyền, nội tiết tố và các yếu tố tác động từ môi trường. Không có gen hoặc nhóm gen đơn lẻ nào có thể dẫn đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống mà không có sự kết hợp của các yếu tố liên quan. Do đó, người mang gen di truyền hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như thay đổi về chế độ ăn uống cũng như phong cách sống.
Hy vọng rằng, thông tin mà bài viết mang lại đã giúp bạn có được câu trả lời xác đáng trước vấn đề “bệnh lupus ban đỏ hệ thống có di truyền không?”. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng ngừa và xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
Kim Tuyền
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.