Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh lý sỏi tiết niệu và những hệ quả khôn lường

Ngày 19/11/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sỏi tiết niệu vô cùng nguy hiểm vì chúng có thể gia tăng về kích thước và gây biến chứng nguy hiểm, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận...Cùng tìm hiểu về bệnh sỏi tiết niệu qua bài viết dưới đây.

Sỏi tiết niệu là những tinh thể rắn hình thành trong thận mà không thể bài thiểu qua nước tiểu, do lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Chúng ta cần tìm hiểu về sỏi thận và những biến chứng nguy hiểm của nó.

Bệnh sỏi tiết niệu là gì?

Bệnh lý sỏi tiết niệu và những hệ quả không lường 1Tìm hiểu về bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết tinh tạo thành sỏi. Sau khi viên sỏi được hình thành, chúng có thể bị vướng lại ở một vị trí nào đó trên đường tiết niệu, và lớn dần gây cản trở lưu thông của nước tiểu, gây sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới tuổi từ 30 – 55 tuổi. 

Những loại sỏi tiết niệu thường gặp

Bệnh lý sỏi tiết niệu và những hệ quả không lường 2Điểm danh 5 loại sỏi tiết niệu thường gặp

Sỏi calcium

Sỏi calcium hay còn gọi là sỏi canxi, đây là loại sỏi tiết niệu thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 80 – 90 % các trường hợp. Nguyên nhân hình thành loại sỏi này là do tình trạng tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận làm nước tiểu quá bão hòa về muối canxi. Ngoài ra những bệnh nhân mắc những bệnh như cường tuyến giáp cận giáp, gãy xương lớn và bất động lâu ngày, dùng nhiều Vitamin D và Corticoid và do chứng di căn của ung thư qua xương, gây phá hủy xương.

Sỏi oxalat

Trong cơ thể, oxalat từ các thực phẩm sẽ được tái hấp thu ở ruột non sau đó đào thải qua nước tiểu, tuy nhiên sự rối loạn của các chức năng thận sẽ khiến nồng độ oxalat tự do trong nước tiểu tăng cao và liên kết với canxi tạo thành tinh thể cứng trong đường tiết niệu. Lúc này nước tiểu bị cô đặc do các khoáng chất lắng đọng và kết tinh với nhau tạo thành sỏi rất cứng, thường gặp nhiều ở nam giới.

Sỏi phosphate

Loại sỏi phosphat thường có kích thước lớn, hình san hô, hình thành do tiết niệu bị nhiễm khuẩn. Loại sỏi này làm chít hẹp đường tiểu gây thận ứ nước, giãn đài thận, bể thận, một số ít trường hợp sỏi lớn làm tăng áp lực trong thận, có thể gây vỡ thận.

Sỏi acid uric

Căn nguyên chính gây sỏi acid uric là do rối loạn chuyển hóa làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và đào thải các khoáng chất. Lúc này, nồng độ purine tự do trong nước tiểu tăng cao tạo thành acid uric, dễ kết tinh trong môi trường acid, khi pH nước tiểu dưới 6. Sỏi acid uric có thể gia tăng về kích thước và gây biến chứng tiết niệu, nếu tích quá lâu có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu rất nguy hiểm.

Sỏi struvite

Bị nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại, làm cho vi trùng có cơ hội xâm nhập gây tình trạng viêm đường tiết niệu dai dẳng. Những vi khuẩn này sẽ giải phóng men urease, men này phân giải ure thành amoniac, làm nước tiểu bị kiềm hóa, làm giảm khả năng tái hấp thu struvite ở đường tiêu hóa tạo điều kiện hình thành sỏi struvite.

Sỏi cystine

Đây là loại sỏi tiết niệu hiếm gặp, hình thành do cystine bị đào thải nhiều qua thận nhưng không được hòa tan nên dễ đọng lại. Sỏi cystin có hình dạng cứng, nhiều góc cạnh, khi di chuyển sẽ gây ra những cơn đau hay gây tổn thương đối với đường niệu.

Những biến chứng nguy hiểm của sỏi tiết niệu

Bệnh lý sỏi tiết niệu và những hệ quả không lường 3Sỏi tiết niệu có thể gây suy thận cấp tính

Tắc nghẽn niệu quản

Sỏi tiết niệu mắc ở một số vị trí trong niệu đạo, lâu ngày sẽ tích tụ lớn dần và gây tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, nước tiểu không thể chảy (ở một bên hay cả hai bên). Điều này có thể gây bể thận giãn to và sau 6 tuần nhu mô thận có thể không hồi phục. Tắc nghẽn đường tiết niệu đôi khi sẽ khiến dòng nước tiểu lại chảy ngược trở lại về thận, gây sưng và tổn thương ở một hoặc cả hai bên thận. Lượng sỏi đi ngược cùng với nước tiểu sẽ gây chít hẹp đường tiểu gây thận ứ nước, giãn đài thận, bể thận, một số ít trường hợp sỏi lớn làm tăng áp lực trong thận, có thể gây vỡ thận.

Suy thận cấp

Viêm tiết niệu tình trạng nặng sẽ chuyển thành viêm cầu thận, có thể tiến triển nhanh gây nên chứng viêm cầu thận cấp nặng, SARS, hội chứng gan thận cấp tính, sốc các loại, ngộ độc cấp hoặc suy đa tạng.

Suy thận mạn

Suy thận mạn làm giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu. Từ đó sẽ giảm thể tích tuần hoàn máu, gây mất máu mất nước, muối gây nên những phản ứng sốc phản vệ và nhiễm trùng. Suy thận mạn là hậu quả nặng nề nhất của sỏi tiết niệu vì thận không còn khả năng phục hồi do thận xơ hoá dần. Bệnh có thể gây suy gan, tăng năng tuyến cận giáp, co giật, rối loạn xương khớp và rối loạn chức năng não và mất trí nhớ

Vì thế khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của sỏi thận đường tiết niệu thì chúng ta cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và có kế hoạch điều trị kịp thời nhằm đạt kết quả tối ưu.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm