Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các em bước vào giai đoạn dậy thì có tâm lý nhạy cảm rất dễ mắc rối loạn tâm thần. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những rối loạn này có thể dẫn đến hậu quả xấu.
Giai đoạn dậy thì là một khoảng thời gian nhạy cảm. Khi bước vào lứa tuổi dậy thì, các em có sự biến đổi sâu sắc về thể trạng, sinh lý và tâm lý. Thậm chí, có những trường hợp không thích ứng được với những thay đổi này nên bị khủng hoảng dẫn đến những hành vi tiêu cực.
Trẻ vị thành niên rất dễ gặp những vấn đề về tâm lý, tâm thần.
Tâm lý trẻ vị thành niên chịu tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố ngoại cảnh. Nếu không có sự nâng đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè, các em sẽ dễ mắc những rối loạn tâm thần sau.
Sự thay đổi về ngoại hình tác động mạnh mẽ đến tâm lý trẻ vị thành niên. Ngoài ra, các em còn phải đối mặt với những áp lực từ xã hội, trường lớp, học hành… hay sự thiếu tự tin đối với vóc dáng cũng là yếu tố dẫn đến stress. Khi đó, trẻ sẽ thường xuyên lo lắng, mệt mỏi và suy nghĩ nhiều. Thậm chí, có những em căng thẳng đến mức manh nha suy nghĩ tự sát.
Trẻ dậy thì rất nhạy cảm trước những tác động từ yếu tố bên ngoài: gia đình, trường lớp, thầy cô, học hành, chất kích thích… Thậm chí có em xuất hiện những dây hiệu trầm cảm như thường hay buồn bã, dễ mệt mỏi hay không quan tâm đến bất kỳ thứ gì kể cả bản thân.
Biểu hiện bên ngoài của rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên có sự khác biệt với người trưởng thành. Người trưởng thành bị trầm cảm thường khó ngủ, ăn không ngon miệng và giảm cân. Ngược lại, trẻ dậy thì bị trầm cảm thường hay cáu gắt, bực bội, dễ kích động, ăn ngủ nhiều và thay đổi tính tình.
Trẻ vị thành niên tuy đã có khả năng sinh sản như người trưởng thành nhưng vẫn chưa phát triển toàn diện về nhận thức và nhân cách. Do đó, các em rất dễ bị tác động bởi những yếu tố nguy hại từ bạn bè xấu, phim ảnh bạo lực, sách báo và văn hóa phẩm đồi trụy. Nếu không thể tự chủ, những rối loạn hành vi sẽ xuất hiện từ trộm cắp, đua xe, chống người thi hành công vụ đến lạm dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu bia, ma túy và quan hệ tình dục bừa bãi.
Quan hệ tình dục bừa bãi là vấn đề phổ biến ở trẻ dậy thì.
Bé trai dậy thì là đối tượng dễ bị rối loạn hành vi và gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Khi phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình, các em dễ xuất hiện tâm lý chống đối, không chấp nhận và thậm chí thực hiện những hành động nổi loạn gây lo lắng cho mọi người xung quanh.
Trẻ dậy thì cũng dễ mắc phải rối loạn ứng xử. Các em có thể thực hiện nhiều hành vi thiếu chuẩn mực như: chọc ghẹo người khác, gây gổ, đánh nhau, trấn lột, phá phách, ăn cấp, bỏ nhà đi bụi… Hầu hết đều nhận ra sai làm sau khi được chỉ bảo nhưng có xu hướng chai lỳ, tái phát.
Trẻ dậy thì thường xuyên gây gổ, đánh nhau.
Có những đứa trẻ tính khí thất thường, trẻ hay chống đối, không vâng lời và hay cãi nhau. Chúng thường được xem là những đứa trẻ hư vô kỷ luật và hay làm phiền lòng người khác. Trẻ có thể được chỉnh đốn dưới sự giáo dục, kỷ luật của gia đình và nhà trường hoặc bắt chước hành vi cẩu thả, thiếu kỷ luật từ những người xung quanh.
Nếu những triệu chứng rối loạn tâm thần trên không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể đi đến hành vi tự sát. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất ổ tuổi vị thành niên tại nhiều nước trên thế giới. Cần phải cảnh giác và chú ý những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ tự sát như: thất vọng đối với gia đình, rối loạn tâm thần, bị lạm dụng tình dục, lạm dụng chất kích thích…
Lạm dụng chất kích thích là một dấu hiệu cho ý định tự sát.
Bên cạnh những bệnh lý tâm thần trên, rối loạn cảm xúc và tâm thần phân liệt cũng là vấn đề thường xuất hiện ở trẻ vị thành niên. Những người xung quanh, gia đình, bạn bè và nhà trường cần chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở trẻ để đưa đi khám bác sĩ kịp thời, ngăn ngừa hậu quả xấu xảy đến.
Uyên
Nguồn tham khảo: Báo Sức khỏe & Đời sống
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.