Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer là bệnh lý khá phổ biến ở người lớn tuổi. Đến nay, bệnh cũng đã xuất hiện ở một số người trẻ tuổi. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer là gì và bệnh có những triệu chứng gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer là bệnh lý não bộ do sự thoái hóa làm chết các tế bào thần kinh. Bệnh lý gây ra chứng mất trí nhớ tăng dần, thay đổi hành vi và mất dần sự chăm sóc bản thân. Việc phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả sẽ giúp làm giảm đáng kể gánh nặng y tế và tạo niềm vui cho gia đình.
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi gây ra chứng suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ và gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bệnh còn tác động tiêu cực đến khả năng tư duy và ngôn ngữ của người bệnh.
Cơ chế gây bệnh Alzheimer là do quá trình thoái hóa khiến não bộ hình thành các mảng lão hóa Amyloid và các đám rối sợi thần kinh. Các chất này khi lắng đọng lại sẽ làm chết các tế bào não và gây ảnh hưởng lên các khả năng nhận thức của người bệnh. Từ đó, khiến họ trở nên hay quên hơn, gây ra nhiều lo âu cho người bệnh và người nhà do hậu quả xảy ra khi quên tắt bếp, quên đóng cửa nhà, không nhận ra con cháu...
Trung bình người bị mắc bệnh lý này chỉ có thể sống được từ 8 - 10 năm kể từ khi có triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp có thể sống lâu hơn nếu được phát hiện và điều trị bệnh Alzheimer đúng cách.
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer do sự thoái hóa làm chết các tế bào thần kinh
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, làm ảnh hưởng đến tính độc lập của người bệnh trong các hoạt động sống hàng ngày. Sự biểu hiện triệu chứng của bệnh cũng sẽ phụ thuộc vào thể bệnh và giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng của bệnh thường sẽ tiến triển thầm lặng với các than phiền giảm trí nhớ. Nhưng khi bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh cũng trở nên lẫn nhiều, không thể tự mình ăn uống, tắm rửa hay vệ sinh cá nhân.
Các triệu chứng sau đây sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer để đưa người bệnh đến gặp bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời:
Người bị bệnh Alzheimer thường sẽ không nhớ được các thông tin mới. Tùy vào thời gian diễn tiến và mức độ của bệnh mà mức độ quên của người bệnh cũng sẽ khác nhau. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sẽ bị quên những việc mới xảy ra trong vài ngày ở những giai đoạn đầu. Nhưng ở giai đoạn sau, người bệnh sẽ dần quên mất những sự việc chỉ mới diễn ra cách đó vài giờ hay những thông tin vừa mới nói cho người bệnh. Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bị quên cả những sự việc xảy ra lâu trong quá khứ.
Người bị bệnh Alzheimer thường sẽ không nhớ được tên những người thân quen và gặp khó khăn khi duy trì một cuộc trò chuyện với người khác. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh còn có thể dùng từ sai hoặc quên nghĩa từ. Điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh trong giao tiếp và cuộc sống.
Một số người khi bị bệnh sẽ phải trải qua nhiều sự thay đổi trong tính cách và hành vi. Cảm xúc của họ sẽ dễ bị rối loạn khiến họ trở nên bối rối, nghi ngờ, chán nản, lo lắng và sợ hãi. Không những vậy, tính cách của họ cũng có thể thay đổi, họ dễ nổi nóng ở nhà, nơi làm việc, khi ở cùng bạn bè hoặc khi ở những nơi mà họ cảm thấy không thoải mái. Vài trường hợp còn có xu hướng thu mình lại, không muốn giao tiếp. Vài trường hợp người bệnh bắt đầu từ bỏ các sở thích, các hoạt động xã hội, dự án công việc, các môn thể thao mà mình yêu thích hay những việc mà mình thích làm hàng ngày.
Một vài trường hợp người bệnh Alzheimer có xu hướng thu mình lại
Tuy vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ về những nguyên nhân gây bệnh, nhưng các nhà khoa học đã ghi nhận được một số yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ dễ mắc bệnh Alzheimer:
Để chẩn đoán bệnh Alzheimer, các bác sĩ cần phải hỏi kỹ về bệnh sử và khám bệnh một cách tỉ mỉ. Bác sĩ sẽ cần biết về các thuốc mà người bệnh đã từng sử dụng, tình trạng bệnh lý và các triệu chứng tương tự của người thân trong gia đình. Một bộ trắc nghiệm đánh giá tình trạng trí nhớ và nhận thức sẽ được tiến hành. Sau khi đã có đủ thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm phù hợp như các xét nghiệm về máu và chụp hình ảnh sọ não.
Ở một số người bệnh đặc biệt, bác sĩ có thể đề nghị chọc dịch thắt lưng để xác định bệnh. Quy trình này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh Alzheimer chính xác hơn và loại trừ một số bệnh lý khác có biểu hiện tương tự. Do đó, người bệnh có triệu chứng gợi ý bệnh Alzheimer cần được thăm khám và xét nghiệm ở các cơ sở y tế có kinh nghiệm và trang thiết bị.
Đến nay, bệnh Alzheimer vẫn chưa có thuốc chữa trị dứt điểm nhưng bạn vẫn có thể phòng và làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng các giải pháp khoa học. Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý này nhé!
TS Trần Công Thắng, ThS Nguyễn Vĩnh Khang (BV Đại Học Y Dược TP.HCM)
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.