Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ở một số nơi trên thế giới, đèn không được tắt. Tuy nhiên, việc luôn bật ánh sáng có thể gây ra tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái, hành vi và sức khỏe của con người. Tại Hoa Kỳ, một số tiểu bang đã ban hành luật nhằm giảm ô nhiễm ánh sáng, tuy nhiên cường độ ánh sáng vào ban đêm vẫn ở mức cao ở nhiều nơi. Hiện nay, các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã tìm ra mối tương quan giữa vấn đề ô nhiễm ánh sáng và bệnh Alzheimer (AD).
Tiến sĩ Robin Voigt-Zuwala cùng các cộng sự đã chứng minh rằng tại Hoa Kỳ, có mối tương quan tích cực giữa tỷ lệ mắc bệnh AD và việc tiếp xúc với ánh sáng ban đêm, đặc biệt ở đối tượng dưới 65 tuổi. Ô nhiễm ánh sáng ban đêm - một yếu tố môi trường có thể thay đổi và có thể là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh AD.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về các bản đồ ô nhiễm ánh sáng của 48 tiểu bang lục địa Hoa Kỳ và kết hợp dữ liệu y tế về các biến số đã biết hoặc được cho là yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer (AD) trong phân tích của họ. Họ đã tạo ra dữ liệu cường độ ánh sáng ban đêm cho từng tiểu bang và chia chúng thành năm nhóm, từ cường độ ánh sáng ban đêm thấp nhất đến cao nhất.
Kết quả của họ cho thấy đối với những người từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh AD có mối tương quan mạnh với ô nhiễm ánh sáng ban đêm so với một số yếu tố nguy cơ khác, bao gồm lạm dụng rượu, bệnh thận mãn tính, trầm cảm và béo phì. Nhưng những yếu tố nguy cơ như tiểu đường, cao huyết áp và đột quỵ lại có nguy cơ gây bệnh AD cao hơn so với ô nhiễm ánh sáng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng với đối tượng dưới 65 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh AD có mối tương quan cao nhất đối với cường độ ánh sáng ban đêm, cao hơn bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác được nghiên cứu. Theo các nhà nghiên cứu, điều này có thể gợi ý việc những người trẻ tuổi có thể đặc biệt nhạy cảm đối với tác động của việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm.
Không rõ tại sao những người trẻ tuổi có thể dễ bị ảnh hưởng hơn, nhưng có thể là do sự khác biệt cá nhân trong độ nhạy cảm với ánh sáng. Theo Voigt-Zuwala, một số kiểu gen nhất định, ảnh hưởng đến AD khởi phát sớm, tác động đến phản ứng với các yếu tố gây căng thẳng sinh học, điều này có thể giải thích cho sự tăng tính nhạy cảm đối với tác động của ánh sáng ban đêm. Ngoài ra, những người trẻ tuổi có khả năng sống ở các khu vực đô thị và có lối sống về đêm làm tăng sự tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng phát hiện của họ có thể giúp nâng cao nhận thức của mọi người về những rủi ro tiềm ẩn khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm. Voigt-Zuwala cho biết, nhận thức về mối liên hệ này có thể giúp mọi người, đặc biệt là những đối tượng có yếu tố mắc bệnh AD cao, thực hiện những thay đổi trong lối sống. Những thay đổi dễ thực hiện bao gồm sử dụng rèm che ánh sáng hoặc bịt mắt khi ngủ. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với những người sống ở khu vực có ô nhiễm ánh sáng cao.
Hơn nữa, việc tiếp xúc với ánh sáng trong nhà cũng cần chú ý hơn như việc tiếp xúc ánh sáng từ bên ngoài. Mặc dù trong nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu không xem xét các tác động của ánh sáng trong nhà, nhưng họ cho biết ánh sáng xanh có tác động lớn đến giấc ngủ và việc sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh giúp chuyển sang ánh sáng ấm hoặc lắp đặt bộ điều chỉnh ánh sáng trong nhà có thể hiệu quả trong việc làm giảm tiếp xúc ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng kết quả của họ dựa trên một nhóm nhỏ trong dân số Hoa Kỳ và mọi người có thể không sống trong các khu vực có ô nhiễm ánh sáng cao suốt đời - cả hai yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến kết quả cá nhân. Họ cũng cho biết cần có thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn cách ánh sáng ban đêm ảnh hưởng đến bệnh AD.
Như vậy, nghiên cứu tìm thấy mối tương quan giữa ô nhiễm ánh sáng và bệnh Alzheimer đã mở ra những kiến thức mới, giúp những người sống trong môi trường nguy cơ cao có thể thay đổi lối sống để phòng bệnh tốt hơn.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.