Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để biết được bệnh tăng nhãn áp có mổ được không, các bạn cần phải biết được tình trạng bệnh ở mắt hiện tại mới có thể đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp nhất và mang lại hiệu quả tối ưu.
Bệnh tăng nhãn áp là hiện tượng dây thần kinh thị giác bị tổn thương, không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mắt mờ dần mà lâu ngày sẽ dẫn đến mù lòa. Vậy bệnh tăng nhãn áp có nên mổ không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bệnh tăng nhãn áp là bệnh về mắt liên quan đến thị lực, thường xuất hiện ở những người trung niên trên 50 tuổi. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi khác, bao gồm cả trẻ em, đặc biệt là những người cận thị, tăng huyết áp, nhãn áp cao. Để biết được bệnh tăng nhãn áp có nên mổ không thì chúng ta cần phải biết qua tổng quát về bệnh lý này.
Bệnh tăng nhãn áp được chia làm hai loại chính là tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn góc đóng. Cả hai loại bệnh này đều gây nguy hiểm cho mắt.
Bệnh tăng nhãn áp nếu không được cấp cứu kịp thời thì sẽ khiến mắt bị tổn thương nghiêm trọng.
Người bị tăng nhãn áp có nên mổ không? Tùy theo từng trường hợp và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân có mổ hay không. Vậy khi nào mắt bị tăng nhãn áp cần phải mổ và mổ bằng phương pháp nào?
Bệnh tăng nhãn áp nhẹ có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống. Người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc hạ nhãn áp, kết hợp cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi một cách hợp lý. Nhưng nếu những phương pháp này không mang lại tác dụng cao, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật mắt.
Trường hợp bị tăng nhãn áp cần phải mổ là khi bệnh lý này ở tình trạng nặng, các dây thần kinh thị giác bị tổn thương rất nghiêm trọng. Để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra mù lòa, người bệnh tăng nhãn áp cần phải tiến hành phẫu thuật mắt. Ngoài ra, nếu bị tăng nhãn áp góc đóng thì phải thực hiện mổ mắt nhanh chóng để giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau đớn và khó chịu.
Hiện nay có ba phương pháp mổ tăng nhãn áp được sử dụng là cắt bè củng giác mạc, cấy ghép ống thoát thủy dịch và mổ tăng nhãn áp bằng tai laser. Ở mỗi phương pháp sẽ được ứng dụng phù hợp cho từng tình trạng khác nhau, và có những ưu nhược điểm nhất định.
Nếu mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng có những biểu hiện nặng, bác sĩ sẽ tiến hành làm phẫu thuật sơ cứu, kết hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt nhằm hạ nhãn áp trước khi tiến hành phẫu thuật cho mắt.
Mổ mắt bị tăng nhãn áp bằng phương pháp cắt bè củng giác mạc được ứng dụng từ rất sớm. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần bè củng giác mạc và mống mắt nhằm tạo ra một đường thoát cho thủy dịch chảy ra ngoài, từ đó ổn định được áp suất trong mắt.
Với phương pháp mổ mắt bị tăng nhãn áp bằng cách cấy ghép ống thoát thủy dịch, bác sĩ sẽ dùng một chiếc ống dài khoảng 1,3cm bằng silicon và tiến hành cấy ghép vào mắt bệnh nhân. Sau khi phẫu thuật mắt, sẽ cảm thấy khó chịu nên sẽ phải băng mắt lại. Mổ tăng nhãn áp bằng phương pháp này mất khá nhiều thời gian, bệnh nhân sẽ phải theo dõi tiếp vài tuần sau đó.
Mổ tăng nhãn áp bằng tia laser sẽ không cần sử dụng đến dao kéo, bác sĩ sẽ chiếu thẳng tia laser và khu vực bè giác mạc để làm thoát nước thủy dịch trong mắt. Đối với bệnh tăng nhãn áp góc đóng, dùng tia laser để cắt mống mắt chu biên dự phòng cho mắt, từ đó giúp hạ nhãn áp.
Mổ mắt bằng tia laser là một bước cải tiến trong y học, giúp điều trị bệnh tăng nhãn áp an toàn hơn. Vì vậy, nó đang được áp dụng phổ biến. Sau khi phẫu thuật xong người bệnh cần theo dõi khoảng 2 - 5 năm nhằm đề phòng những bệnh tái phát của mắt.
Ngoài ba cách mổ mắt điều trị bệnh tăng nhãn áp trên, trong y học còn phát triển thêm một công nghệ điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn, ít gây đớn và vô cùng nhanh chóng. Bác sĩ sẽ dùng một ống keo có kích thước nhỏ như một cọng lông mi cho vào mắt, ống keo này sẽ trực tiếp làm giảm áp lực bên trong mắt người bệnh và hạ áp hiệu quả.
Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro nhất định của nó. Sau khi thực hiện mổ mắt điều trị tăng nhãn áp, người bệnh có thể gặp những biến chứng như mắt mờ, nhiễm trùng mắt, chảy máu mắt, đục thủy tinh thể hoặc có thể là mù mắt. Tuy nhiên, những phương pháp mổ mắt tăng nhãn áp hiện nay được đánh giá là khá an toàn. Bạn nên thực hiện tại các trung tâm, bệnh viện lớn và uy tín, có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại sẽ giúp cho việc điều trị được tiến hành thuận lợi hơn.
Sau khi đã tiến hành mổ mắt xong, người bệnh cũng cần phải thực hiện và tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc, chế độ kiêng cữ để giúp mắt nhanh chóng phục hồi nhanh, tăng cường thị lực tốt hơn. Nếu như thấy có biểu hiện gì bất thường như thị lực suy giảm thì hãy tái khám lại để được can thiệp kịp thời cho mắt.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giải đáp cho câu hỏi bệnh tăng nhãn áp có nên mổ không. Từ đó, giúp bạn biết được tình trạng bệnh lý của mình và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, đảm bảo an toàn cho mắt và hạn chế những biến chứng sau này.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo : Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.