Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị phòng ngừa bệnh tái phát

Ngày 17/04/2021
Kích thước chữ

Việc xác định nguyên nhân chính xác sẽ giúp điều trị bệnh nhồi máu não và cách phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Bệnh nhồi máu não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng dòng máu lên não não bị gián đoạn đột ngột do tắc nghẽn. Việc chẩn đoán sớm và chính xác nguyên nhân gây ra bệnh cũng như vị trí mạch tắc nghẽn sẽ giúp kiểm soát tốt những tổn thương và điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh nhồi máu não và cách phòng ngừa bệnh tái phát. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Cách điều trị bệnh nhồi máu não bằng thuốc làm tan máu đông

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhồi máu não là do cục máu đông hình thành trong động mạch hoặc các mảng bám do xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn dòng chảy của máu lên não. Do đó, một trong những phương pháp điều trị nhồi máu não đó chính là sử dụng thuốc làm tan cục máu đông gọi là chất kích hoạt  plasminogen mô tĩnh mạch (tPA) trong vòng 3 tiếng sau khi khởi phát các triệu chứng.

Loại thuốc này càng được dùng sớm càng tốt ngay sau khi các triệu chứng của bệnh xảy ra nhằm mục đích loại bỏ tắc nghẽn và khôi phục lưu lượng máu lên não. Các bác sĩ đã cố gắng cho các bệnh nhân sử dụng loại thuốc này trong vòng 3 tiếng ngay khi xuất hiện các triệu chứng. Chậm nhất là trong vòng 4 - 5 giờ để thuốc thực sự phát huy được công dụng của mình.

benh-nhoi-mau-nao-va-cach-dieu-tri-phong-ngua-benh-tai-phat-3

Cách điều trị bệnh nhồi máu não bằng thuốc làm tan máu đông

Tuy nhiên, có rất ít trường hợp người bị bệnh nhồi máu não được đưa đến bệnh viện kịp thời để có thể sử dụng phương pháp điều trị này. Trên thực tế, việc sử dụng tPA để điều trị cũng khá hiểm bởi nếu sử dụng sau 4 - 5 tiếng thì loại thuốc này có nguy cơ làm tăng xuất huyết nội soi. Tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc này trong trường hợp bị đột quỵ xuất huyết. 

2. Phẫu thuật cắt bỏ huyết khối là cách điều trị nhồi máu não

Đối với những trường hợp bị bệnh nhồi máu não thì cách điều trị khẩn cấp để cứu sống bệnh nhân là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ huyết khối. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ cục máu đông – nguyên nhân chính gây nên tình trạng tắc nghẽn, nhằm khôi phục lưu lượng máu lên não.

Các bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông mỏng nhỏ bên trong ống thông lớn hơn được dẫn qua các động mạch vào đến não, cho đến khi ống thông đến cục máu đông. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị, máy móc y tế hiện đại để loại bỏ các cục máu đông ra khỏi mạch máu não một cách an toàn. 

3. Sử dụng thuốc để ngăn ngừa bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị sử dụng thuốc nhằm mục đích ngăn ngừa đột quỵ trong tương lai và giúp sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật phục hồi nhanh hơn. Hoặc những người có nguy cơ cao bị bệnh nhồi máu não, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua hoặc đã bị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ trước đó.

Việc sử dụng thuốc ngăn ngừa nhồi máu não là để kiểm soát nguy cơ có thể dẫn đến bệnh nhồi máu não. Cụ thể là giúp ngừa việc hình thành các cục máu đông, giảm nồng độ cholesterol trong máu, ổn định nhịp tim và huyết áp. Thuốc ngăn ngừa nhồi máu não có hai loại chính là thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu.

  • Thuốc heparin và các loại thuốc chống đông khác thường được sử dụng để điều trị nhồi máu não trong các trường hợp đi kèm rung nhĩ, bệnh van tim với mục đích ngừa các cục máu đông xuất hiện, đồng thời ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sau.
  • Một số loại thuốc chống ngưng tập tiểu cầu phổ biến như aspirin, clopidogrel, cilostazol, thuốc bảo vệ thần kinh trong tất cả các trường hợp nhồi máu não để giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tái phát.

benh-nhoi-mau-nao-va-cach-dieu-tri-phong-ngua-benh-tai-phat-2

Sử dụng thuốc để ngăn ngừa bệnh nhồi máu não

Tuy nhiên, không sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp aspirin hoặc những bệnh nhân đang cân nhắc dùng thuốc tiêu huyết khối.

4. Phương pháp phẫu thuật dự phòng

Đối với một số trường hợp, các bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kết hợp với các phẫu thuật dự phòng để kiểm soát tình trạng nhồi máu não đột ngột. Những tình trạng này bao gồm có cao huyết áp , xơ vữa động mạch và rung nhĩ trong giai đoạn mãn tính. Một số bệnh nhân sẽ cần phải sử dụng thuốc giảm huyết áp hoặc phẫu thuật để loại bỏ bớt các mảng bám tích tụ trong mạch máu não (động mạch cảnh) có nguy cơ gây bệnh nhồi máu não.

5. Phương pháp phục hồi chức năng

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị phục hồi chức năng thường được sử dụng cho các bệnh nhân sau đột quỵ hoặc những người mắc biến chứng gây khuyết tật về thể chất, nhận thức và cả tinh thần. Phục hồi chức năng là một trong những giai đoạn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị nhồi máu não.

Trong trường hợp các vùng não không bị tổn thương quá nặng và vẫn có thể khôi phục được những chức năng đã bị mất sau đột quỵ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập khôi phục lại các chức năng đã mất đó. Đồng thời, tận dụng tối đa các chức năng còn lại trên cơ thể để nâng cao chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân nhồi máu não:

  • Vật lý trị liệu: Phương pháp này bao gồm các bài tập thể dục kết hợp với xoa bóp, tác động nhiệt để giúp người bệnh lấy lại cảm giác và khả năng vận động tay chân, ngăn ngừa cứng cơ khi bị liệt.
  • Liệu pháp ngôn ngữ: Phương pháp này sẽ giúp cải thiện khả năng nói của các bệnh nhân.
  • Liệu pháp nghề nghiệp: Phương pháp này sẽ giúp hỗ trợ các bệnh nhân lấy lại các kỹ năng cơ bản trong hoạt động hàng ngày như mặc quần áo, tắm rửa…

benh-nhoi-mau-nao-va-cach-dieu-tri-phong-ngua-benh-tai-phat-1

Phương pháp phục hồi chức năng

Trên đây là một số chia sẻ về bệnh nhồi máu não và cách phòng ngừa bệnh tái phát. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh về não