Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không?

Ngày 15/03/2022
Kích thước chữ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không là thắc mắc của rất nhiều người đang bị bệnh phổi, đây cũng là thắc mắc khiến không ít người nhà chăm sóc bệnh nhân lo lắng, bất an. Do đó, để hiểu thêm về căn bệnh này có lây hay không, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh gây ra tình trạng tắc nghẽn luồng khí trong phổi. Nguyên nhân của bệnh được chẩn đoán là do khói thuốc lá và ô nhiễm, khói bụi từ môi trường. Những người bị COPD thường tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim, ung thư phổi và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Trên thực tế, nhiều người sợ bị lây bệnh nếu tiếp xúc gần vì cảm thấy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm. Vậy giả thiết này liệu có chính xác không?

Trên thực tế, nhiều người sợ bị lây bệnh nếu tiếp xúc gần vì cảm thấy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm

Nhiều người lo lắng khi tiếp xúc gần với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm

Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý gì?

Trước khi đọc về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không, trước tiên bạn phải hiểu căn bệnh này là gì để có thể biết cách phòng ngừa và điều trị. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD là một bệnh lý đường hô hấp gây khó thở do đường thở bị thu hẹp và không hồi phục hoàn toàn. Bệnh sẽ phát triển từ cấp tính sang mạn tính và có xu hướng nặng hơn theo thời gian.

Từ năm 2012 đến nay đã có hơn 3 triệu người chết vì căn bệnh này, tương đương hơn 6% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới kể từ năm đó. Vì vậy câu hỏi bệnh lý này khiến nhiều người lo lắng và băn khoăn nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không, có nguy hiểm không. Để có câu trả lời, hãy tiếp tục theo dõi phần dưới đây nhé.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không?

Theo nghiên cứu và xác nhận thực tế của các bác sĩ đầu ngành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không lây như đồn thổi như là chỉ cần người bình thường tiếp xúc với người bệnh qua đường giao tiếp, tiếp xúc hàng ngày là có thể lây nhiễm.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hình thành chủ yếu do hút thuốc lá quá nhiều chứ không phải do vi khuẩn, vi rút như các bệnh đường hô hấp khác.

Vì vậy, người nhà có thể yên tâm chăm sóc bệnh nhân tận tình mà không lo bệnh nhân có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây hay không. Nếu còn e ngại, bạn có thể đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch chuyên dụng khi chăm sóc người bệnh nha.

Ai có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Ngoài việc biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không, bạn cũng cần lưu ý những người có nguy cơ cao mắc bệnh để chú ý bảo vệ sức khỏe. Theo các chuyên gia, những nhóm người sau đây có nguy cơ cao mắc căn bệnh này:

  • Người già có độ tuổi trong khoảng 65 đến 74 tuổi.
  • Những người hút thuốc khi còn trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau này.
  • Người đã từng bị bệnh hen suyễn.
  • Những người sống trong môi trường ô nhiễm cũng dễ mắc bệnh hơn. Các bệnh do ô nhiễm môi trường chủ yếu liên quan đến các bệnh về đường hô hấp, tim mạch.

Những người sống trong môi trường ô nhiễm cũng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Những người sống trong môi trường ô nhiễm cũng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh COPD

Các yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc COPD bao gồm:

  • Những người tiếp xúc với khói thuốc lá: Thuốc lá vẫn là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này và bạn nên tránh xa khỏi khói thuốc.
  • Hen suyễn: Hen suyễn, hay còn gọi là hen phế quản, là một yếu tố làm tăng khả năng phát triển COPD. Nguy cơ mắc căn bệnh này của bạn cao hơn nếu bạn vừa mắc bệnh hen suyễn vừa hút thuốc.
  • Tiếp xúc với khói bụi và hóa chất công nghiệp: Tiếp xúc với khói bụi và hóa chất trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng bị viêm ở phổi.
  • Khói từ nhiên liệu được sử dụng để nấu ăn hoặc sưởi ấm cũng có thể làm tăng khả năng bị bệnh nếu không được sử dụng đúng cách.
  • Yếu tố di truyền: Một rối loạn di truyền hiếm gặp là thiếu hụt alpha 1 antitrypsin cũng là nguyên nhân gây ra một số trường hợp COPD.

Trường hợp có nhiều dấu hiệu nguy hiểm, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Trường hợp có nhiều dấu hiệu nguy hiểm, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp Trường hợp có nhiều dấu hiệu nguy hiểm, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp

Biến chứng gây ra bởi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm gây ra. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến khó thở, ho nặng hơn và tăng sản xuất đờm, làm tổn thương thêm mô phổi. Tiêm phòng cúm hàng năm và vắc xin viêm phổi do phế cầu khuẩn thường xuyên có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng.
  • COPD làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
  • Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Bỏ thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.

Trên đây, nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không gây tử vong ngay lập tức nhưng để lại nhiều ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, việc phát hiện muộn và điều trị không dứt điểm còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hãy đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.