Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh quai bị lây qua đường gì?

Ngày 14/12/2018
Kích thước chữ

Bệnh quai bị là bệnh do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 5 - 14 tuổi và thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi bởi có được sự miễn dịch thụ động từ mẹ truyền qua. Vậy bệnh quai bị lây qua đường gì?

Bệnh quai bị là bệnh do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 5 - 14 tuổi và thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi bởi có được sự miễn dịch thụ động từ mẹ truyền qua. Vậy bệnh quai bị lây qua đường gì?

Bệnh quai bị lây qua đường gì?Bệnh lây lan qua đường nước bọt

Nếu bị mắc quai bị sẽ bị sưng đau tuyến nước bọt, đồng thời đôi khi có kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não và viêm tụy cùng một số cơ quan khác. Bệnh quai bị có lây không? Bệnh quai bị lây qua nhiều đường khác nhau, dưới đây là một số con đường lây lan của bệnh.

Bệnh quai bị lây qua đường gì?

Bệnh quai bị lây qua nhiều con đường khác nhau cụ thể như:

  • Bệnh lây lan qua đường nước bọt

Bệnh quai bị lây qua đường gì? Một người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm bệnh quai bị do vô tình hít phải bụi, nước bọt có dính virus của người bệnh. Người bệnh nếu không được cách ly kỹ càng, hoặc chỉ cần một lần ho, hắt xì hay sổ mũi,.. thì virut cũng có thể dễ dàng xâm nhập và lây lan sang người khác.

  • Bệnh lây lan qua các vật dụng cá nhân

Nếu người mắc bệnh quai bị vô tình chạm tay vào miệng, mũi sau đó chuyển virus qua các vật dụng cá nhân như: tay nắm cửa, bàn phím, mặt bàn, đồ dùng gia đình như thìa, cốc, bàn chảy đánh răng, khăn mặt,… nếu người khác vô tình tiếp xúc với các vật đó thì virus cũng sẽ dễ lây lan và di chuyển vào đường hô hấp gây ra bệnh quai bị. 

Do đó, người bệnh nên cần được cách ly cho đến khi khỏi. Nếu vì công việc, nên chủ động trang bị cho mình những phương pháp bảo vệ cần thiết cho chính mình và mọi người xung quanh.

  • Bệnh lây lan nơi công cộng

Bệnh quai bị lây qua đường gì? Ngoài những đường lây truyền bệnh quai bị ở trên, thì những nơi tập thể như trường học, cơ quan, trạm xe buýt cũng là nơi có thể lây truyền bệnh khi có từ 1-2 người bị nhiễm virus quai bị trong những nơi đó. Cần hạn chế hoặc ngưng sử dụng những đồ dùng chung ở những nơi như bàn ăn, điện thoại, máy tính. Đây là những vị trí có nhiều người tiếp xúc và mầm bệnh có thể lưu lại và phát tán rất nhanh, dễ bùng phát thành dịch bệnh.

Bệnh quai bị lây qua đường gì? 1Để hạn chế việc mắc bệnh quai bị thì việc phòng ngừa quai bị là vô cùng quan trọng và cần thiết

Bệnh quai bị lây qua đường gì? Triệu chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị có nhiều triệu chứng để nhận biết bệnh cụ thể như:

  • Ở thời kỳ ủ bệnh

Ở thời kỳ này không có những triệu chứng cụ thể.

  • Thời kỳ khởi phát

Người bệnh có triệu chứng suy nhược, kém ăn, miệng có cảm giác khô.

Cơ thể mệt mỏi, khó chịu và đau đầu.

Bị sốt nhẹ không kèm theo lạnh và run

Đau họng và đau góc hàm

Vùng mắc bệnh không bị nóng và cũng không bị sung huyết.

Phần tuyến mang tai đau nhức và sưng

  • Ở thời kỳ toàn phát

Bệnh quai bị lây qua đường gì? Ở thời kỳ này, tuyến mang tai sẽ sưng to (tối đa 2 - 3 ngày) và cảm giác đau nhức một bên, dần lan qua bên đối diện và cao điểm 1 tuần sau đó sẽ nhỏ lại.

Tuyến sẽ sưng và lan ra vùng trước tai, mõm chũm, lan tới cung dưới xương gò má, lan xuống dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm. Khi tuyến sưng to sẽ đẩy phình tai ra ngoài và lên trên, không nóng, lúc ấn vào có cảm giác đàn hồi.

Bệnh quai bị lây qua đường gì? Có nhiều trường hợp bệnh không biểu hiện những triệu chứng như trên, điều này khiến không ít người nhầm giữa bệnh quai bị với các bệnh khác như: Viêm tuyến mang tai, viêm tuyến nước bọt,...

  • Ở thời kỳ hồi phục

Sau 1 tuần mắc bệnh, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần; những triệu chứng đau họng, khó nuốt giảm và từ từ sẽ khỏi hẳn.

Bệnh quai bị lây qua đường gì? 2Mang khẩu trang mỗi khi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Biến chứng của bệnh quai bị sẽ khiến nhiều người lo lắng nhất đó chính là khả năng dẫn tới vô sinh. Ngoài ra còn có những biến chứng khác như sau:

  • Biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn do mắc quai bị

Bệnh quai bị lây qua đường gì? Khi bị bệnh quai bị biến chứng này chiếm tỉ lệ 20% - 35% ở người sau tuổi dậy thì. Biến chứng thường xảy ra sau viêm tuyến mang tai khoảng 7 - 10 ngày, cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Giai đoạn này tinh hoàn sưng to, đau và mào tinh căng phù như một sợi dây thường. 

  • Nhồi máu phổi

Biến chứng này là hiện tượng vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến tới hoại tử mô phổi. Biến chứng nhồi máu phổi có thể xảy ra sau khi bị viêm tinh hoàn do quai bị bởi hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

  • Biến chứng viêm buồng trứng

Biến chứng này chiếm tỉ lệ 7% ở nữ giới sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn tới vô sinh.

  • Viêm tụy

Biến chứng viêm tụy chiếm tỉ lệ 3% - 7%, đây là một biểu hiện nặng của quai bị. Người bệnh sẽ có triệu chứng bị đau bụng nhiều, buồn nôn cũng có khi tụt huyết áp.

  • Các tổn thương thần kinh do quai bị

Bệnh quai bị lây qua đường gì? Khi bị quai bị có biến chứng viêm não, chiếm tỷ lệ 0,5%. Người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như bứt rứt, thay đổi tính tình, khó chịu, co giật, nhức đầu, rối loạn tri giác, đầu to do não úng thủy, rối loạn thị giác. 

  • Biến chứng bệnh quai bị ở phụ nữ có thai

Bệnh quai bị lây qua đường gì? Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ rất có thể sẽ gây nên biến chứng là dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh con dị dạng, ở 3 tháng cuối có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Ngoài ra khi mắc bệnh sẽ có một số biến chứng khác như viêm cơ tim, viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, xuất huyết do giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan.

Cách phòng ngừa bệnh quai bị

Bệnh quai bị lây qua đường gì? Để hạn chế việc mắc bệnh quai bị thì việc phòng ngừa quai bị là vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh quai bị là cách hiệu quả nhất để tránh bị lây nhiễm. Với những trẻ nhỏ, khi trẻ từ 12 tháng tuổi là có thể tiêm phòng ngừa bệnh quai bị.

Những biện pháp để phóng tránh bệnh quai bị khác là thường xuyên rửa ray kỹ bằng xà phòng, Không dùng chung các vật dụng cá nhân như dao, đĩa, chén, khăn mặt, bàn chảy đánh răng,…, thường xuyên làm sạch những đồ dùng thường xuyên tiếp xúc như đồ chơi, nắm cửa,…. 

Khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị mà chưa tiêm phòng thì cần nhanh chóng tiêm phòng trước 72h sau khi tiếp xúc người bệnh. Thực hiện một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Luyện tậ p hàng ngày để có một sức khỏe tốt, một cơ thể dẻo dai và tăng cường sức đề kháng. Mang khẩu trang mỗi khi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp, hạn chế vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị,…

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bệnh quai bị lây qua đường gì? rồi đúng không? Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc tốt bản thân để phòng ngừa căn bệnh này, mỗi người nên chủ động phòng tránh cho mình và nhắc nhở những người xung quanh nhé!

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:quai bị