Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Bệnh sởi bị mấy lần trong đời và làm sao để phòng ngừa sởi?

Ngày 29/08/2024
Kích thước chữ

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường không khí do vi rút gây ra, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tử vong. Với sự lo lắng cho sức khỏe, không ít người có nỗi niềm thắc mắc rằng liệu bệnh sởi bị mấy lần trong đời.

Bệnh sởi bị mấy lần trong đời là vấn đề được không ít người băn khoăn. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa bệnh sởi cũng là điều đáng quan tâm.

Bệnh sởi là gì? Dấu hiệu, biến chứng và con đường lây nhiễm của bệnh sởi

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi rút. Đây là bệnh chủ yếu gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và có thể lây lan qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi hay tiếp xúc gần. Bệnh có thể gây bệnh nặng, biến chứng và thậm chí tử vong.

Dấu hiệu và triệu chứng của sởi

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi là phát ban đỏ, sốt cao và các triệu chứng giống cúm khác.

Nếu có các triệu chứng sau, bạn có thể cần lưu ý vì có khả năng bạn đã mắc phải sởi:

  • Sốt cao;
  • Sổ mũi;
  • Ho;
  • Mắt đỏ;
  • Mắt ngấn nước;
  • Phát ban sởi: Triệu chứng này sẽ xuất hiện vài ngày sau các triệu chứng ban đầu, xuất hiện ở mặt và dần lan ra các phần còn lại của cơ thể.

Phát ban sởi xuất hiện ở mặt và cổ khoảng 7 - 18 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các vết phát ban lan rộng trong khoảng 3 ngày đến tay và chân và kéo dài 5 - 6 ngày đến khi mờ dần.

benh-soi-bi-may-lan-trong-doi-va-lam-sao-de-phong-ngua-soi 1.jpg
Phát ban sởi xuất phát từ mặt

Biến chứng của bệnh sởi

Biến chứng của bệnh sởi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các biến chứng của sởi có thể xảy ra là:

  • Viêm phổi: Bệnh sởi có thể gây ra viêm và nhiễm trùng ở phổi, từ đó dẫn đến viêm phổi, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Viêm não: Một số trường hợp hiếm gặp sẽ bị biến chứng viêm não, ảnh hưởng đến thần kinh.
  • Nhiễm trùng tai: Biến chứng này có thể gây đau và mất thính lực.
  • Phụ nữ mang thai: Mẹ mang thai mắc bệnh sởi có thể gây ra những tác động tiêu cực cho cả mẹ và thai nhi.

Các biến chứng thường xảy đến với trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 30 tuổi. Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường là đối tượng có khả năng gặp biến chứng nhiều hơn, đặc biệt là ở các trẻ thiếu hụt vitamin A hoặc có hệ thống miễn dịch yếu. Bệnh sởi cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm cơ thể “quên” cách tự bảo vệ khỏi các bệnh nhiễm trùng, do vậy làm trẻ em cực kỳ dễ tổn thương.

Đối tượng nguy cơ của bệnh sởi

Bất kỳ ai không có miễn dịch (chưa được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm vắc xin nhưng không phát triển khả năng miễn dịch) đều có thể bị nhiễm bệnh. Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc xin là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị biến chứng sởi nghiêm trọng.

Các quốc gia có cơ sở hạ tầng và dịch vụ y tế yếu kém là lí do để các trẻ em khó tiếp cận với tiêm chủng phòng ngừa. Trẻ em bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các nguyên nhân khác gây suy yếu hệ miễn dịch là đối tượng có nguy cơ cao tử vong do bệnh sởi.

Bệnh sởi lây lan như thế nào?

Sởi là một trong những căn bệnh rất dễ lây lan. Người bình thường có thể lây nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với giọt bắn từ người bệnh nếu họ ho, hắt hơi hay tiếp xúc gần. Vi rút sởi vẫn tiếp tục hoạt động và lây lan trong không khí hoặc trên bề mặt vật thể trong tối đa hai giờ.

Các đợt bùng phát bệnh sởi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ suy dinh dưỡng.

benh-soi-bi-may-lan-trong-doi-va-lam-sao-de-phong-ngua-soi 2.jpg
Có thể bị lây sởi nếu tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi họ ho, hắt hơi

Bệnh sởi bị mấy lần trong đời?

Đối với câu hỏi bệnh sởi bị mấy lần trong đời, chỉ có một số ít trường hợp hiếm hoi mắc bệnh nhiều hơn một lần. Đa số mọi người đều có khả năng miễn dịch suốt đời sau khi khỏi bệnh sởi hoặc tiêm vắc xin sởi. Tình huống mắc bệnh sởi lần hai được gọi là nhiễm trùng sởi thứ phát, sẽ xảy ra khi phản ứng miễn dịch của người này trước vi rút bị suy yếu theo thời gian.

Các trường hợp tái nhiễm sởi

Các trường hợp tái nhiễm sởi đã được báo cáo cho thấy bệnh sởi có thể bị nhiều hơn một lần. Những trường hợp này thường liên quan đến những cá nhân đã từng bị nhiễm hoặc đã tiêm vắc xin nhưng lại mắc sởi lần thứ hai do khả năng miễn dịch suy yếu hoặc tiếp xúc với một chủng vi rút khác. Việc tái nhiễm có nhiều khả năng xảy ra ở những đối tượng trên hoặc những người chưa tiêm đủ liều vắc xin sởi theo khuyến cáo.

benh-soi-bi-may-lan-trong-doi-va-lam-sao-de-phong-ngua-soi 3.jpg
Bệnh sởi bị mấy lần trong đời có khả năng phụ thuộc vào sức khỏe của hệ miễn dịch

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bệnh sởi

Khả năng miễn dịch với bệnh sởi có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Nhiễm trùng tự nhiên: Phản ứng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh sởi có xu hướng cung cấp khả năng miễn dịch mạnh và lâu dài hơn so với khả năng miễn dịch được tạo ra bởi vắc xin.
  • Hiệu quả của vắc xin: Vắc xin sởi có hiệu quả cao, tuy nhiên cũng có một tỷ lệ rất nhỏ các đối tượng có thể không phát triển đầy đủ khả năng miễn dịch sau khi tiêm chủng phòng ngừa.
  • Thời gian kể từ khi tiêm vắc xin hoặc nhiễm bệnh: Khả năng miễn dịch với bệnh sởi có thể bị suy yếu theo thời gian, đặc biệt là ở những đối tượng từng nhiễm bệnh hoặc đã tiêm vắc xin nhiều năm trước.
  • Các biến thể của vi rút sởi: Sự xuất hiện của các chủng hoặc biến thể mới của virus sởi có khả năng tránh khỏi phản ứng miễn dịch và làm tăng nguy cơ tái nhiễm.

Phòng ngừa bệnh sởi

Cách hiệu quả tối ưu để phòng bệnh sởi là tiêm chủng. Tất cả trẻ em nên được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi để tăng khả năng miễn dịch khỏi bệnh. Vắc xin phòng sởi được tiêm riêng hoặc thường được tiêm kết hợp với vắc xin phòng quai bị, rubella và/hoặc thủy đậu.

Ngoài trẻ em, một điều quan trọng không kém là phải đảm bảo người dân đều đã được tiêm đủ liều vắc xin sởi theo khuyến cáo. Việc tăng cường miễn dịch thông qua tiêm chủng giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể và giảm nguy cơ tái nhiễm, đồng thời còn củng cố hàng rào bảo vệ vững chắc cho những đối tượng chưa có cơ hội tiêm phòng thông qua sự miễn dịch cộng đồng.

benh-soi-bi-may-lan-trong-doi-va-lam-sao-de-phong-ngua-soi 4.jpg
Tiêm đủ liều vắc xin theo khuyến cáo để phòng bệnh sởi

Bệnh sởi bị mấy lần trong đời là câu hỏi cho thấy sự lo lắng về khả năng miễn dịch với bệnh sởi. Vì vậy cần tiêm phòng và phòng ngừa bệnh sởi theo khuyến cáo để bảo vệ bản thân, người thân và cộng đồng khỏi loại vi rút dễ lây lan này. 

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn.

Mời quý khách đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.