Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Bệnh suy gan có chữa được không? Biện pháp phòng ngừa bệnh suy gan

Ngày 08/05/2024
Kích thước chữ

Suy gan là một bệnh lý về gan rất nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nên cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn sớm là điều vô cùng quan trọng. Vậy bệnh suy gan có chữa được không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy gan và khiến cho các chức năng của gan hoạt động không hiệu quả. Tốc độ phát triển và mức độ nguy hiểm của suy gan ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Vậy bệnh suy gan có nguy hiểm không? Suy gan có chữa được không và biện pháp phòng ngừa bệnh như thế nào?

Tổng quan về bệnh suy gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như sản xuất mật để tiêu hoá thức ăn, chuyển hoá năng lượng, đào thải các chất độc hại, sản xuất protein giúp đông máu và chống nhiễm trùng cho cơ thể. Khi gan bị tổn thương bởi một số tác nhân như bia rượu, hoá chất hay virus sẽ dẫn đến tình trạng suy gan.

Suy gan là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khiến chức năng của gan hoạt động không hiệu quả. Bệnh suy gan được phân chia thành 2 nhóm chính là cấp tính và mãn tính:

  • Suy gan cấp tính: Xảy ra đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Bệnh thường diễn ra nhanh chóng và khiến cho gan bị mất chức năng hoạt động từ vài ngày đến vài tuần.
  • Suy gan mạn tính: Tiến triển chậm trong vài tháng hoặc vài năm trước khi có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài cơ thể.

Bệnh suy gan tiến triển theo 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1 (viêm): Là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này gan bị viêm và chức năng hoạt động yếu hơn bình thường nhưng không biểu hiện rõ ràng. Do đó, người bệnh suy gan giai đoạn viêm thường không thấy đau đớn hay khó chịu.
  • Giai đoạn 2 (xơ hoá): Khi tình trạng viêm gan không được điều trị đúng cách sẽ để lại vết sẹo, theo thời gian sẽ dẫn đến tình trạng xơ hoá và gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn 3 (xơ gan): Các mô sẹo cứng phát triển tăng dần và thay thế các mô gan khỏe mạnh. Lúc này, hoạt động của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng và người bệnh bắt đầu nhận thấy những biểu hiện bất thường trên cơ thể.
  • Giai đoạn 4 (suy gan giai đoạn cuối): Ở giai đoạn này, chức năng của gan đã suy giảm đến mức tối đa và gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể. Lúc này, phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh nhân là ghép gan.
Bệnh suy gan có chữa được không? Biện pháp phòng ngừa bệnh suy gan 1
Suy gan là tình trạng gan bị tổn thương dẫn đến chức năng gan bị suy giảm

Suy gan có nguy hiểm không?

Suy gan được biết đến là một bệnh lý nghiêm trọng và thường diễn biến trong thời gian dài không có triệu chứng rõ rệt. Do đó, bệnh thường được phát hiện khi đã tiến triển đến các giai đoạn sau có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài như:

  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Chán ăn, ăn không ngon;
  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Nôn ra máu;
  • Đi ngoài phân đen;
  • Vàng da, vàng mắt;
  • Mất phương hướng;
  • Phù chi;
  • Cổ chướng;
  • Hơi thở có mùi hôi.

Bệnh suy gan đặc biệt nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Như vậy, bệnh suy gan gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể nếu bệnh nhân không được can thiệp y khoa kịp thời. Vậy bệnh suy gan có chữa được không?

Bệnh suy gan có chữa được không? Biện pháp phòng ngừa bệnh suy gan 2
Phù não là một trong các biến chứng nguy hiểm của suy gan

Bệnh suy gan có chữa được không?

Như đã nói ở trên, suy gan là tình trạng chức năng gan bị suy giảm và không có khả năng đảm nhiệm các hoạt động một cách bình thường. Bệnh thường tiến triển theo 4 giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần, gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tính mạng của người bệnh sẽ bị đe doạ. Vậy suy gan có chữa được không?

Theo đó, đối với trường hợp suy gan mãn tính thì người bệnh vẫn có thể chữa được với phương pháp điều trị phù hợp. Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cần dựa vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn suy gan. Phương pháp điều trị bệnh suy gan được chia thành 2 nhóm là điều trị nội khoa điều trị nội khoa, cụ thể như sau:

Điều trị nội khoa

Thực tế, bệnh suy gan không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Với phương pháp điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) trong điều trị suy gan chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng, hạn chế các biến chứng nặng và kéo dài sự sống cho người bệnh để chờ đợi cho việc ghép gan.

Song song với đó, điều trị nội khoa được áp dụng nhằm loại bỏ nguyên nhân dẫn đến bệnh suy gan như viêm gan B, viêm gan C, hoá chất độc hại, thuốc… Đồng thời, bệnh nhân cần thay đổi sang lối sống lành mạnh như:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học;
  • Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia;
  • Hạn chế tiêu thụ trứng, thịt đỏ, phô mai…;
  • Giảm cân và kiểm soát cân nặng phù hợp;
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp;
  • Giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa tức là tiến hành ghép gan cho bệnh nhân suy gan mạn. Lúc này, gan đã bị tổn thương nghiêm trọng và mất hết khả năng thực hiện chức năng như bình thường. Tuy nhiên, người bệnh cần phải đợi được người hiến gan phù hợp.

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ hết khu vực gan bị tổn thương và thay thế bằng phần gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Sau đó, bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt thường ngày trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của gan được ghép thì người bệnh cần phải tuân thủ đầy đủ việc sử dụng thuốc, chế độ sinh hoạt cũng như phương pháp chăm sóc y tế đến cuối đời.

Bệnh suy gan có chữa được không? Biện pháp phòng ngừa bệnh suy gan 3
Bệnh suy gan có chữa được không là lo lắng của nhiều người

Biện pháp phòng ngừa bệnh suy gan

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là ngăn chặn các nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh suy gan. Bạn cần thực hiện một số biện pháp sau đây để bảo vệ chức năng của gan, bao gồm:

  • Tiêm phòng vắc xin viêm gan B và cần theo dõi cũng như điều trị bệnh viêm gan B khi có chỉ định.
  • Ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm virus viêm gan C bằng cách tránh sử dụng chung bơm kim tiêm hay dụng cụ xăm hình, quan hệ tình dục an toàn… Cần điều trị kịp thời khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan C để tránh gây tổn thương nghiêm trọng cho gan.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì… nhằm hạn chế tối đa tình trạng suy gan.
  • Tránh việc tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc thực phẩm chứng năng cho gan nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Xây dựng và duy trì một chế độ ăn tốt cho cơ thể và có lợi cho gan. Một số thực phẩm tốt cho gan như trà xanh, yến mạch, tỏi, quả mọng, bưởi, nho, cà phê…
  • Tập thể dục thể thao đều đặn với cường độ phù hợp để tăng cường sức đề kháng, tăng sức mạnh cho gan và toàn cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu và thuốc lá: Các bác sĩ khuyên nên tránh sử dụng các chất kích thích như bia rượu hay thuốc lá để hạn chế nguy cơ dẫn đến suy gan, đặc biệt là những người đang mắc phải bệnh lý có liên quan đến gan.
Bệnh suy gan có chữa được không? Biện pháp phòng ngừa bệnh suy gan 4
Hạn chế sử dụng bia rượu để bảo vệ lá gan của bạn

Suy gan là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt ở giai đoạn muộn của bệnh. Do đó, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến suy gan, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc suy gan có chữa được không thông qua bài viết trên nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Suy ganBệnh gan