Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không? Tìm hiểu ngay!

Ngày 24/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn chuyển hóa là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phức tạp. Bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu với Nhà thuốc Long Châu nhé!

Rối loạn chuyển hóa là một vấn đề nghiêm trọng, thường liên quan đến tình trạng kháng insulin, khiến cơ thể không dung nạp được glucose và dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Vậy bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh rối loạn chuyển hóa

Trước khi đi tìm câu trả lời cho việc bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không, bạn cần hiểu rõ rối loạn chuyển hóa là gì. Rối loạn chuyển hóa không chỉ là việc xuất hiện cùng lúc của các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, mỡ tích tụ ở vùng bụng, mức đường huyết và cholesterol cao trong máu, mà còn là quá trình làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ.

Các loại rối loạn chuyển hóa có thể gặp phải là khá nhiều, dưới đây là một số loại phổ biến:

  • Đái tháo đường: Gây ra tình trạng máu có nồng độ đường cao do khả năng vận chuyển đường vào tế bào bị suy giảm, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Bệnh Gaucher: Do thiếu hụt enzym, dẫn đến việc chất béo tích tụ ở gan, lách và tủy xương.
  • Kém hấp thu glucose: Do sự cản trở trong quá trình vận chuyển đường trong hệ tiêu hóa.
  • Không đào thải sắt: Gây ra việc sắt tích tụ trong các cơ quan như gan và lách.
  • Phenylketonuria (PKU): Do thiếu hụt enzym, dẫn đến việc chất độc không thể chuyển hóa thành chất không gây hại cho cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không? Tìm hiểu ngay! 1
Đái tháo đường là một trong các bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến

Triệu chứng và biểu hiện của rối loạn chuyển hóa

Các biểu hiện của rối loạn chuyển hóa có thể bao gồm:

  • Lờ đờ, mệt mỏi;
  • Mất tinh thần;
  • Cảm giác khát nước;
  • Da vàng;
  • Tăng cân và vòng eo lớn;
  • Sụt cân nặng không rõ nguyên nhân;
  • Co giật.
Bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không? Tìm hiểu ngay! 2
Bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu

Những biểu hiện này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại rối loạn chuyển hóa. Thông thường, chúng được phân thành bốn loại chính:

  • Biểu hiện cấp tính;
  • Biểu hiện cấp tính xuất hiện sau;
  • Biểu hiện phổ biến trong quá trình tiến triển;
  • Biểu hiện kéo dài.

Nếu bạn cảm thấy mình có một hoặc nhiều biểu hiện trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời, trước khi tình trạng bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Các yếu tố nguy cơ rối loạn chuyển hóa

Các yếu tố góp phần làm gia tăng nguy cơ cho việc phát triển rối loạn chuyển hóa thường liên quan đến bệnh béo phì hoặc lối sống ít vận động. Một yếu tố quan trọng khác là kháng insulin - một hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ở những người mắc kháng insulin, cơ thể phản ứng không bình thường với hormone này, dẫn đến sự giảm khả năng hấp thụ glucose. Kết quả là nồng độ đường trong máu tăng, ngay cả khi cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn để cố gắng giảm nồng độ đường huyết.

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng có thể tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa, bao gồm:

  • Tuổi tác: Nguy cơ rối loạn chuyển hóa thường tăng theo tuổi, đặc biệt là ở những người cao tuổi.
  • Chủng tộc: Những người gốc Tây Ban Nha, đặc biệt là phụ nữ, thường có nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa cao hơn so với các dân tộc khác.
  • Béo phì: Mức độ béo phì, đặc biệt là mỡ tích tụ ở vùng bụng, được đo bằng chỉ số BMI > 23, làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa.
  • Bệnh tiểu đường: Nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa tăng nếu bạn có tiểu đường thai kỳ hoặc trong gia đình có tiền sử về tiểu đường loại 2.
  • Các bệnh lý khác: Nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa cũng tăng nếu bạn từng mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng huyết áp, hoặc các vấn đề như hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc buồng trứng đa nang.
Bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không? Tìm hiểu ngay! 3
Bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không còn phụ thuộc nhiều yếu tố

Bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không?

Các nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa đều có thể điều trị và kiểm soát, nhưng phải điều trị suốt đời. Vì vậy, khi đã được chẩn đoán bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ. Trường hợp được chẩn đoán bệnh càng sớm thì tỷ lệ sống và nâng cao chất lượng cuộc sống càng cao.

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa

Với câu hỏi bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không thì câu trả lời rằng nhóm bệnh này cần điều trị suốt đời, tập trung vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong nhóm nguy cơ, như huyết áp cao, mỡ bụng, cholesterol và đường huyết cao. Mục tiêu chính của điều trị là giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh mạch máu và tiểu đường.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho rối loạn chuyển hóa thường nằm trong chính bản thân của người bệnh. Một trong những phương pháp điều trị đầu tiên mà bác sĩ thường đề xuất là thay đổi lối sống, tạo ra những thói quen lành mạnh để loại bỏ hoàn toàn các yếu tố rủi ro cho sức khỏe.

Thay đổi lối sống

Dưới đây là một số lời khuyên thay đổi chế độ sinh hoạt dành cho người bệnh rối loạn chuyển hóa:

  • Tập thể dục: Luyện tập thể dục là một biện pháp tuyệt vời giúp giảm cân hiệu quả và làm giảm đáng kể các vấn đề như cao huyết áp, kháng insulin và mức cholesterol cao. Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị mỗi người nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục. Bắt đầu từ những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, hoặc đạp xe, sau đó tăng dần mức độ và tần suất.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện huyết áp, cholesterol và kháng insulin, ngay cả khi cân nặng không thay đổi. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ chế độ ăn uống nào, đặc biệt là đối với những người có bệnh tim hoặc tiểu đường.
  • Giảm cân: Giảm cân khoảng 7 - 10% trọng lượng cơ thể đã được nghiên cứu chỉ ra rằng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và kháng insulin. Mục tiêu là duy trì chỉ số BMI trong khoảng 18.5 - 22.99 kg/m².
  • Từ bỏ thuốc lá: Mặc dù không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp cho rối loạn chuyển hóa, nhưng hút thuốc lá có thể tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh mạch máu và tim.
  • Kiểm soát căng thẳng: Thực hiện các bài tập thể dục, thiền hoặc yoga để kiểm soát căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không? Tìm hiểu ngay! 4
Tập thể dục đúng cách và phù hợp giúp bạn quản lý các chứng rối loạn chuyển hóa hiệu quả

Sử dụng thuốc điều trị

Trong trường hợp thay đổi lối sống không hiệu quả, sử dụng thuốc là một phương pháp điều trị khả thi cho rối loạn chuyển hóa. Một số loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc huyết áp cao: Ức chế thụ thể angiotensin II, ức chế men chuyển, chẹn beta, lợi tiểu.
  • Thuốc Cholesterol: Niacin, Statin, nhựa axit mật.
  • Thuốc trị tiểu đường: Pioglitazone, Metformin, Rosiglitazone, Sulfonylureas,...
  • Aspirin liều thấp: Giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. 

Nhà thuốc Long Châu hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh rối loạn chuyển hóa có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe, như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường hoặc cao huyết áp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm