Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Lưu ý chăm sóc người bệnh trong điều trị suy giáp

Ngày 20/07/2023
Kích thước chữ

Một trong những bệnh lý nội tiết mãn tính thường gặp đó là suy giáp. Bởi vậy mà nhiều người băn khoăn rằng bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Hay cần chăm sóc bệnh nhân bị suy giáp như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh suy giáp nhé!

Vậy bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Đáng tiếc rằng không thể trả lời chắc chắn rằng bệnh suy giáp có thể trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả thì hoàn toàn có thể hoạt động sinh hoạt bình thường với điều kiện sức khỏe tốt. Quản lý bệnh suy giáp cần phối hợp giữa điều trị nội khoa kết hợp tuân thủ hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày.

Suy giáp là gì?

Bệnh suy giáp, hay còn được gọi là hypothyroidism, là tình trạng khi suy giảm chức năng tuyến giáp dẫn đến không sản xuất đủ hormone giáp (thyroid hormone) để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hormone giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển mô cơ thể.

Bệnh suy giáp có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Viêm tuyến giáp: Tình trạng viêm nhiễm tuyến giáp có thể dẫn đến suy giáp do tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn của các tế bào giáp.
  • Hội chứng Hashimoto (bướu cổ Hashimoto): Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy tuyến giáp. Hội chứng Hashimoto là nguyên nhân thường gặp của suy giáp.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một thùy hoặc toàn bộ tuyến giáp: Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị suy giáp do chức năng giáp không cung cấp đủ hormone cần thiết cho cơ thể.
  • Yếu tố môi trường: Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, bức xạ hay ở trong môi trường ô nhiễm có thể làm suy giảm chức năng của nhiều cơ quan, trong đó có tuyến giáp.
  • Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn uống cũng góp phần làm tăng nguy cơ suy giáp. Với chế độ ăn quá ít hay quá nhiều iod đều có thể ảnh hưởng tới chức năng giáp. Lạm dụng một số loại thuốc như lithium, interferon alpha… cũng là yếu tố khởi phát bệnh.
Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Lưu ý chăm sóc người bệnh trong điều trị suy giáp 1
Môi trường ô nhiễm có thể là yếu tố khởi phát bệnh suy giáp

Biểu hiện của bệnh suy giáp

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng điển hình khiến việc chẩn đoán chậm trễ. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể xuất hiện biểu hiện sau đây:

  • Mệt mỏi thường xuyên: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của suy giáp là mệt mỏi, thiếu năng lượng. Điều này xuất phát từ việc hormone giáp thiếu hụt ảnh hưởng đến quá trình trao đổi năng lượng trong cơ thể.
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân: Suy giáp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng cân dù ăn ít hơn hoặc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Da khô và tóc mỏng: Thiếu hormone giáp ảnh hưởng đến sự sản xuất dầu tự nhiên trên da, dẫn đến da khô, ngứa. Tóc có thể trở nên mỏng, khô, dễ rụng. Cả móng tay, móng chân cũng có thể bị giòn, dễ gãy.
  • Tâm lý bất ổn: Suy giáp có thể gây ra các triệu chứng tâm lý như trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, đau đầu và khó tập trung.
  • Các triệu chứng khác: Những biểu hiện khác của suy giáp có thể bao gồm tăng cholesterol máu, rối loạn tiêu hóa, giảm trí nhớ, giảm ham muốn tình dục hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Với biểu hiện bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể, nhiều người băn khoăn bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Đây là bệnh lý mãn tính với thời gian điều trị kéo dài. Quá trình chữa trị sẽ hiệu quả hơn nếu bệnh được phát hiện sớm.

Chính vì vậy, nếu bạn có những triệu chứng như trên hoặc nghi ngờ mắc bệnh suy giáp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Lưu ý chăm sóc người bệnh trong điều trị suy giáp 2
Căng thẳng, đau đầu có thể là biểu hiện của bệnh suy giáp

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Vậy bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Đây là một bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bằng cách điều trị kết hợp quản lý hiệu quả, người bệnh có thể sống một cuộc sống bình thường, đồng thời duy trì tình trạng sức khỏe tốt.

Điều trị chính cho suy giáp là sử dụng hormone giáp tổng hợp (thyroid hormone replacement) giúp bổ sung phần tuyến giáp không thể sản xuất đủ. Liều lượng hormone giáp được điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể dưới sự giám sát của bác sĩ.

Bởi vậy, việc tuân thủ quy định, liều lượng thuốc điều trị rất quan trọng để đảm bảo cơ thể nhận được đủ hormone cần thiết. Điều này thường yêu cầu bệnh nhân kiểm tra định kỳ kết hợp điều chỉnh liều dựa trên kết quả xét nghiệm máu.

Ngoài liệu pháp hormone thay thế, các biện pháp phòng ngừa, quản lý tổng thể cũng quan trọng trong điều trị suy giáp. Bao gồm duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, tập thể dục đều đặn, giảm stress, hạn chế sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến tuyến giáp và tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Lưu ý chăm sóc người bệnh trong điều trị suy giáp 3
Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người

Chăm sóc người bệnh bị suy giáp

Ngoài thắc mắc về câu hỏi bệnh suy giáp có chữa khỏi được không thì nhiều người cũng quan tâm về cách chăm sóc người bệnh bị suy giáp. Đây là yếu tố không thể thiếu trong việc quản lý bệnh, đảm bảo bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tốt. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị mà người bệnh nên biết, bao gồm:

  • Tuân thủ điều trị: Điều trị chính cho suy giáp là sử dụng hormone giáp tổng hợp. Người bệnh cần tuân thủ chính xác liều lượng và thời gian uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chức năng tuyến giáp, phổ biến có viên uống Dưỡng Giáp Xanh với nhiều thành phần thiên nhiên, lành tính giúp duy trì sức khỏe, giảm nhẹ triệu chứng suy giáp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Người bệnh cần thực hiện theo dõi sức khỏe theo lịch trình được đề ra bởi bác sĩ. Trong đó có bước thực hiện xét nghiệm máu để đo mức độ T3, T4 và hormone kích thích giáp (TSH) để giúp đánh giá hiệu quả điều trị cũng như điều chỉnh liều lượng hormone nếu cần thiết.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh suy giáp cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối. Nên tập trung vào việc bổ sung rau và trái cây tươi, các nguồn protein lành mạnh, đồng thời hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo. Việc duy trì cân nặng lành mạnh cũng là một phần quan trọng của chế độ ăn uống.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục có nhiều lợi ích cho người bệnh suy giáp. Nó giúp cung cấp năng lượng, tăng cường sự lưu thông máu, cải thiện tâm trạng và giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương thức, mức độ tập thể dục phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân.
  • Quản lý căng thẳng: Stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng suy giáp. Người bệnh nên tìm cách quản lý stress thông qua việc thực hiện các hoạt động thư giãn như yoga hay tham gia vào các hoạt động giải trí yêu thích.
  • Bảo vệ sức khỏe tổng thể: Để duy trì sức khỏe tốt, người bệnh suy giáp cần chú trọng đến các khía cạnh khác. Điều này bao gồm đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng, giữ cho môi trường sống trong lành, sạch sẽ cũng như tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm độc hại.
Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Lưu ý chăm sóc người bệnh trong điều trị suy giáp 4
Viên uống Dưỡng Giáp Xanh Kingphar hỗ trợ điều trị suy tuyến giáp

Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc về câu hỏi “Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?”. Mong rằng với bài viết trên, độc giả đã có câu trả lời cho bản thân cũng như hiểu hơn về căn bệnh này. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết với nhiều chủ đề phong phú của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin