Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tay chân miệng là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em. "Tay chân miệng có lây không?" là một trong những thắc mắc thường gặp từ người bệnh hoặc người thân của họ.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh tay chân miệng đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng và duy trì sức khỏe tốt nhất. Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này, hãy đọc bài viết để có thêm thông tin và kiến thức bổ ích bạn nhé!
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm do hai loại virus chính là Enterovirus và Coxsackievirus gây ra. Mỗi loại virus có đặc điểm sinh trưởng, gây bệnh và phân bố khác nhau, tuy nhiên chúng đều rất dễ lây lan và có thể gây ra dịch bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em. Trong những năm gần đây, tình trạng dịch bệnh tay chân miệng xảy ra thường xuyên ở Việt Nam, với virus chủng Enterovirus phổ biến hơn.
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ em (trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt nhiều trong nhóm trẻ dưới 3 tuổi). Những đứa trẻ ở độ tuổi này có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng do hệ miễn dịch của họ đang trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện, đồng thời không còn được cung cấp kháng thể từ sữa mẹ nữa.
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng thường gây ra các triệu chứng chủ yếu trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và niêm mạc trong miệng, lưỡi, má, vòng họng của trẻ. Ban đầu, trẻ có thể bị nổi các bọng nước nhỏ, sau đó các bóng nước này sẽ vỡ và dịch trong chảy ra, nếu dịch đục có thể kèm theo nhiễm trùng. Các vết thương trên da và niêm mạc gây ra sự khó chịu, bức bối cho trẻ, và có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn ói, tiêu lỏng. Đôi khi, trẻ có kèm nóng sốt và các triệu chứng tương tự như nhiễm siêu vi đường hô hấp.
Ở giai đoạn đầu của bệnh trẻ có thể được chăm sóc tại nhà bao gồm uống thuốc hạ sốt, bú thêm sữa và nước, và chăm sóc các vết thương. Tuy nhiên, nếu bệnh tay chân miệng của trẻ tiến triển nặng, có thể gây ra các triệu chứng như sốt cao liên tục, rối loạn thần kinh, giật bắn tay chân khi ngủ và triệu chứng sốc. Trong trường hợp này, trẻ cần được thăm khám và điều trị tại bệnh viện.
Nếu trẻ có triệu chứng sốc và tụt huyết áp, da nổi bông, tri giác lơ mơ, đó là dấu hiệu của giai đoạn nguy kịch, cần cách ly và điều trị tích cực trong phòng cấp cứu hồi sức. Bệnh tay chân miệng có nguy cơ biến chứng nặng và có thể gây ra tử vong, do đó việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Virus gây bệnh tay chân miệng lây nhiễm chủ yếu là qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Một tác nhân khác góp phần vào tốc độ lây lan nhanh chóng của bệnh tay chân miệng là loại virus gây bệnh có khả năng tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài và có thể bám vào đồ dùng, đồ chơi, quần áo của trẻ. Ngay cả khi trẻ khỏe mạnh và không mắc bệnh, khi sinh hoạt chung với trẻ bị bệnh trong một môi trường nhất định, trẻ vẫn dễ bị lây nhiễm.
Thường thì bệnh tay chân miệng có thể lây lan trong vòng vài tuần sau khi người bệnh đã hồi phục. Bệnh có thể lây lan trong thời gian ủ bệnh khi các triệu chứng chưa rõ ràng và lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên.
Hiện tại, chưa có thuốc hoặc vaccine đặc trị cho bệnh tay chân miệng. Vì vậy, điều trị chủ yếu là hỗ trợ tổng thể và giảm triệu chứng. Do đó, việc phòng ngừa là rất quan trọng cho cả trẻ em và tất cả các thành viên trong gia đình. Sau đây là một số biện pháp cách phòng chống lây lan bệnh tay chân miệng ở trẻ:
Rửa tay bằng xà phòng giúp phòng tránh bệnh tay chân miệng
Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết về bệnh tay chân miệng có lây không cũng như các biện pháp phòng ngừa. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh này.
Xem thêm: Bệnh chân tay miệng cần kiêng gì để đạt hiệu quả điều trị?
Ánh Tuyết
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.