Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra phổ biến ở trẻ em, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Để đạt hiệu quả cao trong điều trị và hạn chế sự lây lan của bệnh tay chân miệng, việc kiêng cử và tăng cường vệ sinh cá nhân là rất quan trọng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh tay chân miệng đồng thời đưa ra những lời khuyên từ chuyên gia về vấn đề “Nên kiêng gì khi bị tay chân miệng?”.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu được gây ra bởi nhóm virus đường ruột Enterovirus, với các loại virus thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong số đó, virus Coxsackie A16 hiếm khi gây ra các biến chứng về thần kinh và thường tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, virus Enterovirus typ 71 (EV71) có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 5 tuổi và nhiều hơn ở trẻ dưới 3 tuổi. Điều này là do hệ miễn dịch của trẻ đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn thiện, cộng thêm việc trẻ không còn được cung cấp kháng thể từ sữa mẹ. Do đó, trẻ nhỏ ở độ tuổi này có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng tiến triển qua các giai đoạn khác nhau.
Kéo dài từ 3 đến 6 ngày và không có triệu chứng rõ ràng.
Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng dễ nhận thấy như sốt, đau họng, tổn thương ở răng và miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày.
Thường bắt đầu sau 1 - 2 ngày khởi phát bệnh và có các triệu chứng điển hình như sau:
Ngoài các triệu chứng điển hình như đã đề cập, tùy vào sự khác biệt cơ địa, bệnh tay chân miệng có thể có những biểu hiện khác như: Xuất hiện bóng nước xen kẽ hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp, trẻ chỉ có loét miệng.
Nếu bệnh nhẹ, sau 7 - 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ, kèm theo các triệu chứng như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, và da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ vào viện ngay lập tức.
Sau khi hồi phục, cơ thể trẻ sẽ phát triển miễn dịch với chủng virus gây ra bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần do những chủng khác gây ra.
Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở giai đoạn toàn phát cần điều trị sớm
Bệnh tay chân miệng có lây không? Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, thông qua đường miệng và các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh, từ người sang người.
Người mắc bệnh có thể phát tán virus trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh), virus vẫn có thể tồn tại nhiều trong phân và nước bọt của bệnh nhân trong vài tuần.
Virus gây bệnh tay chân miệng lây truyền qua các con đường như sau:
Bệnh chân tay miệng có thể được điều trị, tuy nhiên việc giảm nhẹ tình trạng bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh về việc tuân thủ các chỉ dẫn và lời khuyên của các chuyên gia y tế. Dưới đây là một số hướng dẫn của các chuyên gia y tế để giúp quá trình điều trị diễn ra tốt nhất:
Người bệnh nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là hoa quả giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Tuy nhiên, trong quá trình chữa bệnh, người bệnh và gia đình cần chú ý đến thói quen ăn uống để tránh gây đau rát hoặc khó chịu do miệng trẻ có thể xuất hiện các nốt bọng nước hoặc vết loét. Chính vì vậy, cần tránh nhai thức ăn quá cứng hoặc ngậm thức ăn quá nóng.
Tuy việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể giúp đẩy lùi bệnh tật là chính xác, nhưng cần phải chú ý đến các thói quen ăn uống để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh cho sức khỏe của mình và trẻ nhỏ cần tuân thủ các quy định sau khi điều trị bệnh tay chân miệng:
Trên đây là bài viết nêu bệnh chân tay miệng kiêng gì trong quá trình điều trị. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và để đạt hiệu quả cao trong điều trị.
Xem thêm:
Ánh Tuyết
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.