Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài triệu chứng sốt nhẹ, trẻ bị tay chân miệng còn bị nổi ban đỏ, nổi bọng nước ở vùng khoang miệng, vậy những nốt ban và bọng nước này có gây ngứa không. Để
Mặc dù gây những nốt ban và bọng nước nhỏ ở trên cơ thể, chủ yếu là lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay nhưng nó rất ít khi không gây ngứa và hầu như không để lại sẹo thâm. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên để bé gãi nhiều để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương do chăm sóc không đúng cách. Để tránh nhiễm trùng cũng như giúp bệnh mau hồi phục các bạn cũng cần chú ý chăm sóc bé đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé và nên đưa bé đến bác sĩ nếu bé có những biểu hiện trở nặng hoặc bất thường.
Ngoài việc tìm hiểu bệnh tay chân miệng có ngứa không các bạn cũng nên tìm hiểu thêm các thông tin cơ bản về dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ, con đường lây nhiễm… để có cách phòng ngừa và điều trị kịp thời. Dưới đây là những hiểu biết căn bản về bệnh chân tay miệng mà bạn cần biết.
+ Bệnh tay chân miệng là căn bệnh nhiễm virus cấp tính, bệnh có thể lây truyền qua đường tiêu hóa, tiếp xúc gần thông qua nước bọt, phân…
+ Chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ dưới 10 tuổi, trẻ trên 10 tuổi và người lớn cũng có thể bị lây nhiễm hoặc mắc bệnh.
+ Trẻ bị mắc chân tay miệng 1 lần vẫn có thể bị tái phát lại nếu tiếp xúc với nguồn bệnh.
+ Thông thường bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ sẽ tự khỏi từ 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách và hầu như không biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vong, do đó các bạn tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh này.
+ Đây cũng là căn bệnh có khá nhiều triệu chứng, trong đó sốt nhẹ kéo dài từ 24-48 giờ, nổi ban đỏ và bọng nước… là những dấu hiệu điển hình và sớm nhất để nhận biết.
+ Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó các bạn nên chú ý trong việc chăm sóc để giúp bệnh nhân mau hồi phục. Cụ thể bạn nên cho người bện uống nhiều nước, ăn uống và vệ sinh đúng cách cũng như tuân thủ đúng các quy định dùng thuốc theo lời khuyên của các bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
+ Ngoài ra bạn cũng nên chủ động điều trị bệnh bằng việc duy trì môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, duy trì thói quen sống và sinh hoạt mọi người, đảm bảo ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh…
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc bệnh tay chân miệng có ngứa không và những thông tin cần biết về bệnh. Hi vọng những thông tin này phần nào sẽ giúp các bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả và duy trì sức khỏe tốt nhất cho cả gia đình.
Xuân Phương
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...