Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ lây lan thành đại dịch nếu không có biện pháp phòng bị kịp thời. Để tránh trường hợp này xảy ra, mỗi người
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ lây lan thành đại dịch nếu không có biện pháp phòng bị kịp thời. Để tránh trường hợp này xảy ra, mỗi người trong chúng ta cần hiểu rõ bệnh tay chân miệng là gì và dấu hiệu nhận biết chúng.
Bệnh tay chân miệng (HFMD) là bệnh truyền nhiễm, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh tay chân miệng là sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và cả ở mông.
Bệnh này phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và đã trở thành một vấn đề đáng quan ngại cho sức khỏe người dân Việt Nam.
Các đợt bùng phát của bệnh tay chân miệng diễn ra vài năm một lần ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Trong những năm gần đây, phần lớn xuất hiện ở châu Á.
Các quốc gia ghi nhận sự bùng phát nhanh chóng của số ca nhiễm bệnh ở châu Á bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.
Bệnh tay chân miệng phổ biến ở Việt Nam và xảy ra hàng năm. Ở miền Nam, số ca nhiễm bệnh có xu hướng tăng khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Tay chân miệng không phải là bệnh mới, tài liệu y khoa đã nói đến căn bệnh này từ lâu. Tuy nhiên, đa số bác sĩ và người dân đều không biết vì trước đây bệnh do tác nhân Coxsakie gây nên và có biểu hiện lành tính. Hiện bệnh có diễn tiến phức tạp hơn rất nhiều.
Ghi nhận tính đến thời điểm này cho biết, nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do siêu virus đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Trong đó, Enterovirus 71 được đánh giá là khá nguy hiểm vì nó có thể tạo nên biến chứng não và tim, gây tử vong cao với tốc độ nhanh chóng.
Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh.
Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh. Tuy nhiên, thời gian gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do vi rút vẫn tồn tại trong phân).
Bệnh tay chân miệng không lây truyền từ người tới vật nuôi/động vật và ngược lại.
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…
Nổi ban trên da:
Loét miệng:
Với các nguyên nhân và dấu hiệu trên, hẳn mọi người đã hình dung được bệnh tay chân miệng là gì. Hãy nâng cao kiến thức để có những biện pháp phòng ngừa và nhận diện căn bệnh kịp thời nhé.
Nguyệt Hằng
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.