Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh – Dấu hiệu và cách xử lý

Ngày 28/08/2017
Kích thước chữ

Chân tay miệng là căn bệnh khá nguy hiểm ở trẻ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng

Chân tay miệng là căn bệnh khá nguy hiểm ở trẻ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Sau đây là cách nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh cũng như cách xử lý tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé mời bạn cùng tham khảo và áp dụng.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh-01

Biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Thông thường khi bị tay chân miệng trẻ sơ sinh thường có những triệu chứng sau:

+ Bé khó ngủ và thường xuyên quấy khóc. Cơ thể bé thì nóng dần nên và có thể có biểu hiện sốt nhẹ.

+ Trên da bé sẽ xuất hiện các loại mụn đỏ, mụn thành bóng nước ở khắp các vị trí trên tay, chân và miệng.

+ Ngoài biểu hiện sốt nhẹ lâu dần nhưng cơn sốt của bé sẽ đều đặn và thường xuyên hơn và kèm theo các biểu hiện như co giật, hôn mê, run các cơ…

Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và cách xử lý

bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh-02

Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh chân tay miệng mẹ nên đưa bé đi khám

Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh mẹ cần bình tĩnh và đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được chuẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp. Nếu được các bác sĩ chỉ định điều trị và chăm sóc tại nhà thì bạn nên chú ý tuân thủ đúng các nguyên tắc dưới đây để bé nhanh chóng khỏi bệnh.

+ Khi trẻ nổi mụn nước nhiều: Bạn nên tắm rửa cho trẻ như bình thường và chờ cho đến khi mụn tự khô, thường là sau 5-7 ngày sau đó. Các bạn tuyệt đối không bôi thuốc xanh lên mụn nước, bởi thuốc này hoàn toàn không có tác dụng điều trị mà còn gây khó chuẩn đoán hơn.

+ Chân tay miệng ở trẻ nhỏ bạn tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh và vitamin, bởi dùng nhiều kháng sinh có thể gây kháng kháng sinh gây khó khăn hơn trong việc điều trị sau này. Sử dụng bất kì loại thuốc kháng sinh, vitamin hay thuốc hạ nhiệt cho bé các bạn nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ.

+ Khi bé bị tay chân miệng mẹ cũng nên chú ý cho bé uống thật nhiều nước và ưu tiên các loại thức ăn mềm. Ngoài ra các mẹ cũng nên hạn chế cho bé sử dụng núm vú, thay vào đó có thể cho bé uống bằng cốc, muỗng hoặc xylanh để tránh làm bé đau miệng hơn.

+ Bên cạnh đó để giảm các triệu chứng đau rát miệng do bệnh, nhằm giúp các bé ăn ngon hơn mẹ cũng có thể áp dụng cách sau: sử dụng một vài gói thuốc Grangel (thuốc dạ dày), Varogel, Phosphalugel bỏ vào ngăn mát tủ lạnh rồi chấm vào vết loét miệng của trẻ hoặc dùng để rơ miệng, cho trẻ ngậm.

+ Sức đề kháng tốt cũng sẽ giúp bé nhanh chóng hết bệnh, vì thế các mẹ nên chú ý cho bé bú đủ, bú đúng giờ, bởi đối với trẻ sơ sinh sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm, tuy nhiên nếu nhận biết sớm và cách xử lý tốt, chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể nhanh chóng chấm dứt sau 7-10 ngày. Mong rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp các mẹ đã biết cách chăm sóc tốt nhất để bé yêu luôn khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin