Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không?

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ

Tiêu xương hàm là một căn bệnh răng miệng khá nguy hiểm, xảy ra ngay sau khi người bệnh mất răng, xuất hiện ở tình trạng vùng xương chân răng bị tiêu biến. Bệnh này nếu như không được điều trị sớm thì làm lệch khớp cắn, méo miệng gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của người bệnh. Vậy bệnh tiêu xương hàm có chữa được không?

Tiêu xương hàm là căn bệnh răng miệng khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng vì những hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng. Không chỉ vậy, bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ làm cho khuôn mặt bị mất cân đối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm hay còn có tên gọi khác là tiêu xương ổ răng, là tình trạng xương ổ răng và phần ở xung quanh xương ổ răng suy giảm. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất chính là sự thiếu hụt về mật độ, chiều cao, thể tích và số lượng xương. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở cả hàm trên và hàm dưới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc khuôn mặt và khớp cắn.

Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không? 1

Tiêu xương hàm là tình trạng xương ổ răng và phần ở xung quanh xương ổ răng suy giảm

Lúc đầu, tiêu xương hàm chỉ xuất hiện ở một vị trí ở trên cung hàm, nhưng lâu dần, bệnh sẽ phát triển nặng hơn và bắt đầu lây lan sang các vùng xương kế cận khác. Từ đó xảy ra nhiều biến chứng đáng lo ngại cho sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiêu xương hàm?

Do mang hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ

Có khá nhiều người bệnh sau khi bị mất răng thì đã lựa chọn phương pháp là sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp này chỉ có thể làm cho phần thân răng giả được phục hình lên trên phần nướu đã bị mất đi chứ không thể hoàn toàn thay thế được phần chân răng đã mất. Ngược lại, điều này còn làm cho xương hàm bị tiêu biến nhanh hơn sau một khoảng thời gian liên tục ăn nhai.

Do mất răng

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiêu xương hàm chính là do mất răng, làm cho xương hàm bị suy giảm nhanh chóng. Khi một chiếc răng bị mất đi sẽ tạo ra một hõm sâu ở trong xương hàm. Sau một khoảng thời gian dài, xương hàm ở các vị trí xung quanh sẽ có xu hướng chảy dần về phía răng thật đã bị mất nhằm lấp đầy khoảng trống kia, từ đó làm cho mật độ xương dần trở nên thưa dần và xốp hơn trước.

Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không? 2Nguyên nhân hàng đầu gây tiêu xương hàm là do người bệnh bị mất răng

Ngoài ra, xương hàm tự nhiên còn phát triển phụ thuộc vào hoạt động ăn nhai hàng ngày. Khi xương thật bị mất đi, phần lực kích thích xương hàm cũng không còn nữa nên chúng bắt đầu tiêu biến đi.

Do viêm nha chu

Viêm nha chu xảy ra là do các mô nha chu bị viêm nhiễm, nướu sưng đỏ, chân răng bị chảy máu và gây đau nhức khó chịu cho người bệnh. Càng để lâu, phần nướu sẽ mất đi khả năng bám vào chân răng, vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào răng. 

Điều này làm cho tụt nướu, xuất hiện các túi nha chu và phá hủy xương ổ răng. Nếu như tình trạng bệnh không được điều trị sớm, bệnh viêm nha chu sẽ làm cho xương hàm tiêu đi rất nhanh và làm mất đi răng tiêu xương ở ổ răng.

Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không?

Vấn đề “Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không?” được rất nhiều người mắc bệnh quan tâm đến và muốn được giải đáp. Câu trả lời là có, và phương pháp cấy ghép răng Implant được sử dụng để điều trị bệnh nhiều nhất. Phương pháp này có khả năng phục hình đối với những trường hợp mới mất răng hoặc răng đã bị mất lâu năm. Đây được đánh giá là phương pháp trồng răng hiện đại và cũng là phương pháp duy nhất hiện nay có thể hạn chế hiện tượng tiêu xương hàm sau khi mất răng.

Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không? 3Những người bị tiêu xương hàm nên thực hiện phương pháp trồng răng Implant

Ngoài ra, đối với những trường hợp mà người bệnh không có đủ mật độ xương để cấy ghép trụ Implant thì bác sĩ sẽ chỉ định phương án ghép xương. Sau khi cấy ghép xương xong, vết thương sẽ phục hồi trong vòng 2 tuần. Lúc này, các tế bào xương được ghép vào sẽ bắt đầu nhân dần lên và phát triển nhanh chóng thành xương mới để bù đắp vào số lượng xương đã mất.

Những điều cần lưu ý khi bị mắc bệnh tiêu xương hàm

Để phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm xảy ra dẫn tới việc mất răng và gây ra tiêu xương, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và nên sử dụng loại bàn chải có đầu lông mềm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay bàn chải định kỳ khoảng 6 tháng/lần, hoặc khi thấy đầu bàn chải có dấu hiệu bị tòe thì nên thay ngay sang cái khác.
  • Nên kết hợp sử dụng với chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ mảng bám ở những vị trí mà bàn chải không thể lấy đi được.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất béo, đường,... để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại cho răng phát triển.
  • Nên tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ,... để răng trở nên chắc khỏe hơn.
  • Thường xuyên đi khám răng định kỳ, khoảng 3 - 6 tháng/lần để bác sĩ cạo vôi răng và theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng. 
Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không? 4Nên đi khám răng thường xuyên để được bác sĩ chẩn đoán về tình hình sức khỏe

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề “Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không?” và những điều nên chú ý khi mắc bệnh. Bệnh tiêu xương hàm được đánh giá là khá nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng nên người bệnh cần phải quan tâm tới sức khỏe của bản thân hơn và nên đi điều trị bệnh càng sớm càng tốt nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm