Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn và một số biến chứng có thể gặp

Ngày 03/11/2024
Kích thước chữ

Bàn chân bẹt là tình trạng bất thường ở bàn chân và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bàn chân dẹt có thể xảy ra ở trẻ em và cả người trưởng thành. Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn như thế nào?

Bàn chân bẹt là hội chứng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bàn chân dẹt được phát hiện ở người trưởng thành và tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ chi tiết về các cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn và một số biến có thể gặp.

Tổng quát về bàn chân bẹt ở người lớn

Về cấu tạo, vòm bàn chân của người trưởng thành luôn có một khoảng trống nhỏ khi đứng thẳng nên bàn chân thường sẽ được nâng cao hơn một chút. Vòm bàn chân hoạt động tương tự như một chiếc lò xo để hỗ trợ cho hoạt động của bước chân cũng như phân bổ trọng đồng đều trọng lượng của cơ thể. Mặt khác, cấu trúc của vòm bàn chân còn quyết định tư thế đi của cơ thể.

Bàn chân bẹt là tình trạng cấu trúc vòm bàn chân thấp hoặc không có. Người có vòm bàn chân bẹt thì gan bàn chân thường lõm vào trong khi đứng và đi. Từ đó khiến cho mũi bàn chân hướng ra phía ngoài khi đi lại.

Bàn chân bẹt được chia thành các dạng như sau:

  • Bàn chân bẹt linh hoạt: Đây là dạng bàn chân thường hay gặp nhất. Dạng bàn chân này thường xuất hiện khi người bệnh còn nhỏ tuổi và không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Ở dạng này, vòm bàn chân của người mắc bệnh cũng sẽ bị biến mất khi đứng hoặc khi bàn chân chạm đất hoàn toàn và xuất hiện khi bàn chân được nhấc lên khỏi mặt đất.
  • Bàn chân bẹt cứng: Nguyên nhân gây ra dạng bàn chân này là do gân gót Achille co ngắn. Người bệnh có thể bị đau khi đi bộ hoặc chạy bộ.
  • Rối loạn chức năng của gân chày sau: Dạng bàn chân này thường xuất hiện ở người bệnh trường thành. Tình trạng này xuất hiện khi các gân kết nối giữa cơ bắp chân và mặt trong của mắt cá chân bị rách, chấn thương hoặc sưng nề.
Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn và một số biến chứng có thể gặp 1
Người bệnh mắc hội chứng bàn chân bẹt có thể gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Bàn chân bẹt ở người lớn có chữa được không?

Việc điều trị bàn chân bẹt ở người lớn tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phác đồ điều trị bàn chân bẹt ở người lớn bao gồm:

  • Theo dõi tình trạng của bàn chân mỗi ngày;
  • Sử dụng nẹp hoặc đế chỉnh hình bàn chân;
  • Sử dụng thuốc;
  • Nghỉ ngơi hợp lý.

Sử dụng đế chỉnh hình là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất cho các trường hợp bàn chân bẹt ở người trưởng thành.

Cách chữa bàn chân bẹt ở người trưởng thành

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, hội chứng bàn chân bẹt có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm ở bàn chân như đã nêu ở trên. Do đó, điều trị tình trạng bàn chân bẹt là điều rất cần thiết. Dưới đây là những cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn, cụ thể như sau:

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu cho bàn chân có thể giúp tăng sức mạnh và tính linh hoạt ở vòm bàn chân của người bệnh.

Khi thực hiện các bài tập này, người bệnh cần được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Các bài tập phổ biến có thể kể đến như:

  • Nhặt viên bi bằng ngón chân;
  • Xếp đồ vật bằng ngón chân;
  • Viết số lên cát bằng ngón chân cái.

Bài tập kéo căng người

Bài tập này có tác dụng kéo căng cơ bắp của chân và gân gót chân, từ đó giúp giảm được nguy cơ căng cứng gân khi người bệnh đi bộ.

Massage trị liệu

Một trong những cách chữa bàn chân bẹt ở người trưởng thành là massge trị liệu. Ở phương pháp này, người bệnh có thể dùng lòng bàn chân để lăn một quả bóng qua lại. Kỹ thuật này có tác dụng cải thiện độ linh hoạt cho bàn chân và giảm tình trạng đau nhức khá hiệu quả.

Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn và một số biến chứng có thể gặp 2
Massage liệu giúp tăng cường sức mạnh ở vòm bàn chân của người bệnh có bàn chân bẹt

Tập yoga

Người bệnh mắc hội chứng bàn chân bẹt có thể thực hiện các tư thế yoga để hỗ trợ kéo dài và tăng cường sức mạnh cơ bắp chân cũng như gân gót chân. Chẳng hạn như tư thế chó cúi mặt, ngồi trên gót chân…

Phẫu thuật

Ở những bệnh nhân mắc hội chứng bàn chân bẹt kém đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa hoặc triệu chứng bệnh có xu hướng ngày càng nghiêm trọng thì có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị. Phẫu thuật là một cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn, có tác dụng tại ra vòm bàn chân mới, giảm đau và cải thiện tính linh hoạt của bàn chân. 

Những phương pháp phẫu thuật được áp dụng rộng rãi trong điều trị bàn chân bẹt bao gồm:

  • Phẫu thuật tái tạo bàn chân: Bác sĩ phẫu thuật sẽ tái tạo lại hoặc đặt lại các cơ, gân, xương bàn chân hoặc hợp nhất các khớp. Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ hình thành cấu trúc của bàn chân dẹt giống với bàn chân của người bình thường nhất có thể.
  • Phẫu thuật cấy ghép xương: Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành ghép lại xương của bàn chân bằng các bộ phận nhân tạo có chất liệu kim loại. Phương pháp này sẽ hỗ trợ hình thành vòm bàn chân, đồng thời giúp điều chỉnh tình trạng bàn chân bẹt.
Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn và một số biến chứng có thể gặp 3
Phẫu thuật là một cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn cho hiệu quả tương đối tốt

Thay đổi lối sống

Bên cạnh những phương pháp trên, thay đổi lối sống cũng là một cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn, cụ thể như sau:

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh cần tránh những hoạt động mạnh có thể khiến bệnh trở lên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đạp xe…
  • Dụng cụ hỗ trợ: Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng các dụng cụ chỉnh hình hoặc thay đổi cấu trúc bàn chân tạm thời trong một thời gian ngắn (từ vài tuần đến vài tháng). Biện pháp này sẽ giúp cho bàn chân của người bệnh thích nghi với những thay đổi, đồng thời hạn chế cảm giác đau đớn và khó chịu.
  • Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau nhằm cải thiện các cơn đau do bàn chân bẹt gây ra.
  • Giảm cân: Việc giảm cân và duy trì cân nặng ổn định sẽ giúp giảm sự căng thẳng lên bàn chân.
  • Thực hiện các bài tập: Người bệnh có thể thực hiện các bài tập hỗ trợ cho vòm bàn chân, tối thiểu là 3 lần/tuần.

Bàn chân bẹt gây ra biến chứng gì?

Hầu hết các trường hợp người bệnh bị bàn chân bẹt đều không quá nghiêm trọng. Có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp điều trị thời hoặc không có biện pháp điều trị phù hợp, bàn chân dẹt có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh như:

  • Đau đớn và khó chịu: Cơ và các khớp bàn chân bị khó chịu, đau do phải chịu một áp lực lớn trong thời gian dài.
  • Đau xương cẳng chân: Tình trạng này gây ra những cơn đau dọc theo cạnh bên trong của xương chày cho người bệnh. Do đó, những người chơi thể thao thường xuyên hoặc các vận động viên mắc chứng bàn chân bẹt có nguy cơ cao bị gãy xương chày.
  • Biến dạng ở ngón chân cái: Biến chứng này thường xảy ra ở những người có chân bẹt khi mang giày không phù hợp với kích thước bàn chân.
  • Viêm gân: Đây là một biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng bàn chân bẹt, phổ biến nhất là viêm gân gót chân do tình trạng căng thẳng kéo dài tại gót chân và mắt cá chân.
  • Hội chứng vẹo ngón chân cái: Là tình trạng ngón chân cái bị cong một cách bất thường xảy ra do sự mất cân bằng giữa ngón chân và các dây chằng.
Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn và một số biến chứng có thể gặp 4
Hội chứng bàn chân bẹt có thể dẫn đến biến chứng viêm gân

Nếu không được can thiệp kịp thời, hội chứng bàn chân bẹt ở người trường thành có thể gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Việc đi thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm ra cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn sẽ tránh bệnh tiến triển nặng hơn cũng như phòng ngừa được các biến chứng có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin