Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh tim có nên tập thể dục không? Một số bài tập tốt cho tim mạch

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trái tim được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể vì nó đưa máu đến các cơ quan. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và có lợi cho cơ tim. Vậy đối với người bị bệnh liên quan đến tim mạch có tập thể dục được không? Nếu có thì có những bài tập tốt cho tim mạch nào?

Bệnh về tim mạch luôn là mối quan tâm lo ngại của nhiều người bởi đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong trên hàng đầu. Việc ăn uống hợp lý và rèn luyện những bài tập tốt cho tim mạch sẽ giúp bạn phòng ngừa và cải thiện các bệnh về tim trong tương lai. 

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục hay không? 

Nhiều ý kiến cho rằng bị bệnh tim mạch không được tập thể dục thể thao. Nhưng bác sĩ tim mạch cho biết việc tập thể dục thể thao đều tốt cho mọi người. Thực tế cho biết việc bệnh nhân bị bệnh tim thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn và tăng chất lượng cuộc sống. 

Tuy nhiên, người bệnh tim mạch khi luyện tập không đúng cách hoặc áp dụng chế độ tập không phù hợp với tình trạng bệnh lý có thể khiến bạn gặp những nguy cơ về sức khỏe. Vì thế, khi luyện tập bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh trường hợp ảnh hưởng tới khả năng chịu đựng của tim. 

Người bị bệnh tim mạch có nên tập thể dục không? Một số bài tập tốt cho tim mạch 1Người bệnh tim có thể tập thể dục nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Một số bài tập tốt cho tim mạch 

Việc tập thể dục mang lại rất nhiều điều có ích cho bạn. Không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe về mặt thể chất mà còn có tác động tốt về mặt tinh thần. Một số ưu điểm của việc luyện tập thể dục thường xuyên đối với tim là: 

  • Làm giảm cholesterol xấu giúp phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch. 
  • Giúp tăng sức chịu đựng khi cơ thể bị thiếu oxy.
  • Giúp nâng cao quá trình trao đổi chất, đẩy máu nhiều hơn đến các cơ quan não, thận, phổi, gan… 
  • Giúp cơ thể trở nên linh hoạt.
  • Giúp bạn giảm cân nhờ cơ chế đốt cháy calo.

Khi bạn tập thể dục cần nhiều máu và oxy hơn, sẽ khiến tim, phổi phải hoạt động nhiều hơn. Theo thời gian, các bộ phận này sẽ khỏe hơn. Lượng máu và oxy có trong cơ thể được cải thiện. Dưới đây là một số bài tập tốt cho tim mạch mà bạn có thể áp dụng. 

Đi bộ nhanh 

Đi bộ là một trong những môn thể dục phù hợp với tất cả mọi người. Bạn không cần tốn quá nhiều sức vận động nhưng hiệu quả mang lại cao. Ngoài việc rất tốt cho tim mạch còn rất tốt cho người gặp vấn đề về xương khớp. 

Bài tập này không chỉ có tác dụng tăng sức mạnh hệ cơ chân mà còn làm tăng tần số hô hấp cũng như giúp tập luyện cơ tim. Khi tập thường xuyên thì sẽ giúp giảm huyết áp, chỉ số cholesterol xấu trong máu có thể giảm dần theo thời gian. Một số nghiên cứu cho rằng bạn có thể giảm bớt nguy cơ nhồi máu cơ tim nếu dành ra 30 phút để đi bộ mỗi ngày.

Đối với người bệnh, bài tập này không cần chuẩn bị quá nhiều dụng cụ. Bệnh nhân có thể thay đổi cường độ tập luyện làm sao cho phù hợp với bản thân mình nhất. Ngoài ra, đi bộ ngoài trời sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn. 

Người bị bệnh tim mạch có nên tập thể dục không? Một số bài tập tốt cho tim mạch 2Đi bộ nhanh là một trong những bài tập tốt cho tim mạch đơn giản và rất dễ thực hiện

Bơi lội 

Bơi lội sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể trở nên linh hoạt hơn. Lợi ích tiếp theo bơi lội mang đến đó chính là cải thiện sự co bóp của tim, giúp giảm huyết áp và làm tăng dung tích phổi. Bạn cần tập luyện thường xuyên và có kế hoạch để có kết quả tích cực như ý muốn. Thời gian 150 phút bơi mỗi tuần được khuyến khích là hợp lý để giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý chỉ nên bơi nhẹ nhàng, không bơi nhanh và lặn vì nín thở sẽ gây ra nguy hiểm cho tim mạch. Tốt nhất bệnh nhân nên nghe theo ý kiến cũng như tư vấn của bác sĩ khi muốn đi bơi để tăng cường sức khỏe.

Đạp xe 

Đạp xe là một trong những bài tập tốt cho tim mạch. Những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu trong độ tuổi 40 trở lên thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch là rất cao, bài tập này rất phù hợp với nhóm đối tượng này. 

Đối với người mắc bệnh tim, đặc biệt người cao tuổi bị bệnh tim có thể đạp xe mỗi ngày dưới sự hướng dẫn của bác sĩ tim mạch. Ngoài ra, người bị bệnh tim mạch cũng có thể tập đạp xe trong nhà với các thiết bị chuyên dụng giúp tự chủ trong việc luyện tập cũng như tránh được các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình tập. 

Người bị bệnh tim mạch có nên tập thể dục không? Một số bài tập tốt cho tim mạch 3Đạp xe mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe của tim

Tập yoga 

Yoga có lẽ là phương pháp tập luyện mang lại sự dẻo dai đối với cơ thể, giúp giảm căng thẳng, giữ vóc dáng thon gọn và duy trì tuổi thanh xuân. Ngoài ra, phương pháp này còn được biết đến với công dụng hỗ trợ tốt cho tim mạch bởi nó tạo tâm lý và sự tự tin, lạc quan cho người tập. Nếu bạn đang tìm các bài tập thể thao nhẹ nhàng, không quá nặng thì yoga chính là sự lựa chọn dành cho bạn. 

Nếu bạn bắt đầu tập luyện với môn yoga, trước hết bạn cần luyện tập ở các lớp học để được giáo viên hướng dẫn đúng tư thế, bởi những động tác sai sẽ gây những tác ảnh hưởng xấu đến xương khớp. Khi đã quen và thuần thục thì bạn có thể áp dụng và thực hiện những bài tập này tại nhà.

Việc tập luyện thường xuyên ít nhất 30 - 60 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn có được trái tim khỏe mạnh hơn.

Một số lưu ý cho người mắc bệnh tim mạch khi tập thể dục 

Tuy người bị mắc bệnh tim có thể tập thể dục nhưng vẫn có một lưu ý quan trọng như sau: 

Những quy tắc khi luyện tập cho người bệnh tim 

Đối với người bị mắc các bệnh về tim mạch nếu bạn tập thể dục không đúng cách sẽ gây ra một số hậu quả xấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế bạn hãy lưu ý một số quy tắc sau: 

  • Trong vòng một tiếng sau ăn không được tập thể dục. 
  • Khởi động cơ thể trước khi tập luyện giúp tim thích nghi từ từ. 
  • Trong và sau quá trình tập luyện đừng quên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. 
  • Sau khi luyện tập xong bạn cũng nên co giãn cơ dần dần và nhẹ nhàng. Không nên dừng lại quá đột ngột. 

Không quá vội vàng trong quá trình tập luyện 

Khi mới bắt đầu tập thể dục, bạn cần tập luyện nhẹ nhàng. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu luyện tập với cường độ vừa phải với tần suất từ 5 đến 6 lần mỗi tuần. Sau khi rèn luyện một thời gian bạn có thể dần dần kéo dài thời gian tập luyện hoặc tăng độ khó của bài tập lên. Điều này không những giúp bạn dễ dàng thích nghi với việc rèn luyện mà còn làm tăng khả năng chịu đựng của tim. 

Người bị bệnh tim mạch có nên tập thể dục không? Một số bài tập tốt cho tim mạch4Tăng thời gian tập luyện một cách từ từ để giúp tim dễ dàng thích nghi hơn

Tham khảo và nghe tư vấn của bác sĩ 

Nếu bạn đang bị bệnh về tim mạch và mong muốn sử dụng những bài tập để hỗ trợ điều trị thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ như sau: 

  • Bài tập có phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại không? 
  • Thời gian khuyến khích tập mỗi buổi là bao nhiêu phút?
  • Nên tập mấy buổi trên tuần? 
  • Liệu có cần sử dụng các thiết bị đo nhịp tim khi đang tập?
  • Nên duy trì nhịp tim ở mức bao nhiêu? 
  • Biểu hiện như thế nào thì nên ngừng tập? 

Phản ứng cơ thể khi vận động quá sức 

Thời gian đầu khi tập luyện, cơ bắp có thể đau nhức và cơ thể sẽ mệt mỏi. Trên thực tế, các phản ứng này hoàn toàn bình thường, dần dần tình trạng này sẽ thuyên giảm và biến mất khi luyện tập thường xuyên. Tuy nhiên, những dấu hiệu của việc vận động quá sức như thường xuyên mệt mỏi hoặc có những biểu hiện của khó thở, hoa mắt, chóng mặt, đau ngực… thì bạn hãy nhanh chóng ngừng việc tập luyện lại và đến bác sĩ để kiểm tra. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về việc tập thể dục của người bị bệnh tim mạch cũng như những thông tin hữu ích về một số bài tập tốt cho tim mạch. Nhà Thuốc Long Châu mong bạn tìm được bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình và được đồng hành cùng bạn trong quá trình tự chăm sóc sức khỏe. 

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm