Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Test trầm cảm có ý nghĩa gì? Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Ngày 30/09/2022
Kích thước chữ

Trầm cảm là một bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay, với các bệnh lý khác các bác sĩ có thể thông qua các xét nghiệm hoặc thông qua các bất thường của cơ thể để chẩn đoán. Nhưng trầm cảm là một bệnh đặc biệt và không thể chẩn đoán bằng các cách thông thường được. Chính vì thế mà các bài test trầm cảm ra đời để có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán được bệnh này.

Xã hội ngày càng phát triển thì càng nhiều người mắc căn bệnh về tâm lý, tâm thần một trong số đấy chính là căn bệnh trầm cảm. Trước khi tìm hiểu về test trầm cảm, bạn đọc hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh trầm cảm nhé.

Bệnh trầm cảm là bệnh gì?

Bệnh trầm cảm là một bệnh gây rối loạn tâm trạng của người bệnh. Người mắc bệnh trầm cảm sẽ thường xuyên ở trong trạng thái tâm lý buồn bã, có thể kèm theo khóc. Không còn cảm thấy hứng thú khi làm việc, kể cả những việc mà trước đây từng rất thích.

Trầm cảm ảnh hưởng đến cả cảm giác, suy nghĩ và cách hành xử của người mắc bệnh, khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như các vấn đề về sức khỏe.

Bệnh trầm cảm là gì? Test trầm cảm có ý nghĩa gì? 2 Tình trạng tự tử do trầm cảm có xu hướng tăng nhanh theo từng năm

Bệnh trầm cảm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, có đến 80% dân số trên thế giới từng mắc trầm cảm vào một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời. Ở Việt Nam, mỗi năm có từ 36000 - 40000 người tự sát do trầm cảm. Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc trầm cảm và bệnh trầm cảm phổ biến hơn ở nữ giới và có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị hay thất nghiệp.

Trầm cảm là một bệnh nguy hiểm, cần được quan tâm và điều trị kịp thời. Ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nhẹ, việc dùng thuốc là chưa cần thiết, tình trạng bệnh có thể thuyên giảm qua việc trò chuyện, tâm sự với bệnh nhân. Bệnh nhân cần nhận được sự quan tâm của gia đình, người thân và các bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu như điều trị sai phương pháp, bệnh trầm cảm có thể trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân gây trầm cảm

Bệnh trầm cảm có thể đến từ một hoặc nhiều nguyên nhân cùng gây nên, tuy nhiên có 4 nhóm nguyên nhân điển hình gây trầm cảm sau:

  • Trầm cảm do sang chấn tâm lý: Stress hay sang chấn tâm lý là nguyên nhân chính gây bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như mâu thuẫn gia đình bạn bè, sốc tâm lý, căng thẳng do công việc…
  • Trầm cảm do lạm dụng chất gây nghiện hoặc chất kích thích thần kinh: Các loại chất này có đặc điểm chung là gây kích thích, tạo cảm giác sảng khoái, hưng phấn tạm thời cho người sử dụng. Nếu sử dụng trong một thời gian dài, hệ thần kinh sẽ trở nên phụ thuộc vào các loại chất này, dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, mệt mỏi hay ức chế.
  • Trầm cảm do chấn thương hoặc bệnh lý tác động trực tiếp lên bộ não: Các bệnh lý như viêm não, u não hay những chấn thương vùng đầu làm tổn thương cấu trúc não làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm của bệnh nhân. Những bệnh nhân này có dấu hiệu dễ rối loạn về tâm trạng, khả năng chịu áp lực kém.
  • Một số trường hợp mắc trầm cảm không rõ nguyên nhân, mặc dù có nhiều giả thuyết cho vấn đề này nhưng vẫn chưa được kiểm chứng.
Bệnh trầm cảm là gì? Test trầm cảm có ý nghĩa gì? 2 Trầm cảm sau sinh là một tình trạng dễ gặp hiện nay

Bài test trầm cảm là gì?

Bài test trầm cảm là bài test tâm lý có tác dụng chẩn đoán bệnh trầm cảm một cách chính xác thông qua các triệu chứng, hành vi của người bệnh. Nếu bệnh trầm cảm bị chẩn đoán sai thành các bệnh rối loạn tâm lý khác dẫn đến điều trị không hiệu quả thậm chí có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Sau khi ghi nhận những trạng thái tâm lý, hành vi của người bệnh và những tác động của chúng đến cho cuộc sống hàng ngày, bác sĩ sẽ sử dụng các câu hỏi để đánh giá, xem xét và phân biết các chứng rối loạn trầm cảm. Lưu ý việc sử dụng bài test trầm cảm chỉ là một phần trong quá trình khám và chẩn đoán, góp phần làm tăng độ tin cậy cho chẩn đoán cuối cùng của bác sĩ.

Một ví dụ cho việc đánh giá thông qua bảng câu hỏi có hai phần với độ tín nhiệm cao. Bác sĩ sẽ đưa ra cho bệnh nhân hai câu hỏi:

  • Trong một tháng qua, bạn có cảm thấy buồn chán, phiền muộn hay vô vọng không?
  • Trong một tháng qua, bạn có còn cảm thấy hứng thú với những điều mà bản thân yêu thích trước đây hay không?

Dựa vào câu trả lời của bệnh nhân, bác sĩ có thể xác định phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các câu hỏi phụ sẽ được bác sĩ đưa ra để chẩn đoán được chính xác hơn.

Trong trường hợp câu trả lời của bệnh nhân không cho thấy bệnh nhân đang bị trầm cảm, bác sĩ có thể sẽ phải kiểm tra lại các triệu chứng của bệnh nhân. Các nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng linh hoạt hai câu hỏi trên vào việc khám bệnh sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây trầm cảm.

Có nhiều loại bảng câu hỏi thẩm định cùng với đó là các thang đo khác nhau mà bác sĩ có thể sử dụng khi thăm khám để xác định sự xuất hiện hay tình trạng bệnh trầm cảm. Gồm:

  • Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân Patient Health Questionnaire (gồm có 9 câu hỏi). Bảng câu hỏi này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ nghiêm trọng mà bệnh trầm cảm tác động lên bệnh nhân.
  • Bảng tự đánh giá tình trạng trầm cảm Beck Depression Inventory (gồm 21 câu hỏi). Bảng tự đánh giá này cũng giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gây ra bởi trầm cảm cũng như những tác động của chúng lên trạng thái.

Ý nghĩa của bài test trầm cảm

Khi bị các vấn đề về tâm lý, việc làm các bài test trầm cảm trên có ý nghĩa như sau:

  • Góp phần xác định xem bạn có thực sự mắc trầm cảm hay không.
  • Đối với bảng thang đo mức độ Zung Self-Rating Depression Scale: Một hệ thống các câu nhận định tự đánh giá tình trạng bệnh trầm cảm bởi người bệnh với sự phân chia mức độ từ bình thường đến nghiêm trọng.
  • Bảng thang đo mức độ của trung tâm nghiên cứu dịch tễ học Center for Epidemiologic Studies: Thang đo mức độ này cho phép người bệnh tự mình đánh giá trạng thái tinh thần và thái độ của bản thân trong vòng bảy ngày qua.
  • Bảng tự đánh giá hiện trạng bệnh trầm cảm Hamilton (HRSD): Bảng test trầm cảm này là một hệ thống câu hỏi giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tác động của bệnh đối với người bệnh.
  • Người bệnh có thể không đồng ý chia sẻ các thông tin có trong bài test trầm cảm trên. Tuy nhiên, bác sĩ nên giải thích cho người bệnh biết tính quan trọng của việc làm bài test và các chính sách bảo mật thông tin của bệnh nhân.
Bệnh trầm cảm là gì? Test trầm cảm có ý nghĩa gì? 3 Bệnh nhân có thể không đồng ý hoặc phân vân khi làm các bài test

Hi vọng với những thông tin Nhà Thuốc Long Châu cung cấp về test trầm cảm có thể giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này. Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào về tâm lý, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Xem thêm:

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm