Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có biết bếp đun dầu thải có cấu tạo ra sao không? Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm lời giải cho những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Bếp đun dầu thải là một thiết bị được sử dụng để tái chế dầu thải từ các nguồn khác nhau như ô tô, máy bay hoặc tàu thủy,... Điều này giúp giảm thiểu việc lãng phí và ô nhiễm môi trường do việc xả thải dầu không kiểm soát. Việc sử dụng bếp đun dầu thải cần được thực hiện một cách cẩn thận và đúng cách để đảm bảo an toàn và độ tin cậy của thiết bị. Vậy loại bếp này có cấu tạo như thế nào? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Cùng tìm hiểu qua các thông tin sau đây.
Hiện nay, đa số bếp đun dầu thải ở Việt Nam được sản xuất thủ công và mỗi nhà sản xuất lại tùy chỉnh theo cách riêng của mình. Bếp có thể được làm từ sắt hàn hoặc dập nguyên tấm tùy vào cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, chúng đều có những bộ phận chính giống nhau như:
Ngoài ra, bếp đun dầu thải còn có thể bao gồm các thành phần khác như bộ điều khiển nhiệt độ, hệ thống đèn báo hiệu, hệ thống xử lý khí thải,... Tùy thuộc vào từng loại bếp và mục đích sử dụng mà cấu tạo của bếp đun dầu thải có thể khác nhau.
Bếp đun dầu thải hoạt động tương tự như bếp dầu hỏa ngày xưa. Tuy nhiên, để tiết kiệm nhiên liệu, người ta đã nghĩ ra phương án đốt dầu thải thay vì dầu mới. Dầu thải này có thể được xin miễn phí hoặc mua với giá rẻ tại các cửa hàng cơ khí, garage ô tô.
Bếp đun dầu thải không sử dụng sợi bấc như bếp dầu, thay vào đó là đốt các hydrocacbon dễ cháy bị hóa khí. Trước khi sử dụng, người dùng cần mồi lửa để đưa nhiệt độ trên mặt dầu đến ngưỡng đủ để các thành phần hydrocacbon cháy lên. Sau đó, để không khí đi vào không gian bếp để tạo thành lửa cháy đều và lâu hơn. Quá trình nhóm bếp này rất quan trọng. Thời gian sẽ tùy thuộc vào loại bếp, nhiên liệu và kinh nghiệm của người dùng mà có thể kéo dài từ 3 - 5 phút.
Khi lửa đã cháy đều và ổn định, người dùng sẽ đặt kiềng bếp lên và sử dụng. Quạt phải liên tục hoạt động để cung cấp không khí, đồng thời người sử dụng cũng phải lưu ý nạp dầu để duy trì một lượng dầu nhất định ở trong thân bếp.
Bếp đun dầu thải có thể gây ra các vấn đề độc hại cho sức khỏe khi không được sử dụng hoặc thiết kế đúng cách. Khi đốt dầu thải, bếp sẽ phát ra khí thải độc hại như carbon monoxide (CO), oxit nitơ (NOx) và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs). Những chất này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, buồn nôn, khó thở, hoa mắt chóng mặt và nguy hiểm hơn là cơ thể sẽ nhiễm độc tính khi tiếp xúc trong thời gian dài hoặc ở nồng độ cao.
Tuy nhiên, nếu được sử dụng đúng cách và bếp được thiết kế đúng cách, bếp đun dầu thải có thể giảm thiểu rủi ro độc hại cho sức khỏe. Do đó, khi sử dụng bếp đun dầu thải, bạn cần tuân thủ các quy định an toàn, đảm bảo thiết bị được lắp đặt đúng cách, thông gió tốt, sử dụng dầu thải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo và định kỳ vệ sinh, bảo dưỡng để giảm thiểu tối đa tác động độc hại đến sức khỏe.
Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên lựa chọn các loại bếp đun dầu thải có thiết kế hiện đại. Những sản phẩm này sẽ được trang bị thiết bị lọc khí thải và giảm thiểu khí thải độc hại, hạn chế tối đa khả năng gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
Qua các thông tin trong bài, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp đun dầu thải. Đồng thời có lời giải đáp về vấn đề loại bếp dầu thải có ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng không. Việc sử dụng bếp dầu thải không đúng cách dễ dẫn đến những hậu quả không tốt cho sức khỏe.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.