Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bếp đun dầu thải có độc hại không? Cách sử dụng ra sao?

Ngày 20/03/2023
Kích thước chữ

Thời gian gần đây trên thị trường có một loại bếp được giới thiệu với tên là bếp đun dầu thải, giúp người dùng tiết kiệm gấp 10 lần so với đun gas hay điện. Vậy bếp đun dầu thải có độc hại không? Cách sử dụng ra sao?

Dạo gần đây trên thị trường đang quan tâm về một sản phẩm có tên là bếp đun dầu thải. Sản phẩm này được quảng cáo rầm rộ bởi ưu điểm không khói và rất tiết kiệm. Nhưng liệu bếp đun dầu thải có độc hại không? Cách dùng bếp như thế nào?

Bếp đun dầu chất thải là gì?

Trước khi tìm hiểu xem bếp đun dầu thải có độc hại không, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bếp đun dầu thải là gì? Bếp đốt dầu thải hay còn có tên gọi khác là bếp đốt nhớt thải. Nguyên lý hoạt động của bếp là dầu thải được đưa vào bếp thông qua 1 đầu đốt và đốt cháy tạo nên một lượng nhiệt lớn để đun nấu. Nhiên liệu của bếp là dầu nhớt đã dùng.

Bếp đun dầu thải có độc hại không? 

Vậy liệu bếp đun dầu thải có độc hại không? Dầu nhớt thải không thân thiện mấy với môi trường. Đây là chất thải nguy hại và cần được thu gom, vận chuyển và được xử lý bởi các doanh nghiệp chuyên nghiệp và có đủ năng lực. Nhiều người bán thường quảng cáo rằng bếp dầu thải không khói và rất an toàn, nhưng thực tế thì bếp đốt dầu thải lại vô cùng nguy hiểm.

Bếp đun dầu thải có hại không?
Bếp đun dầu thải có hại không?

Nhớt thải, dầu thải được xem là loại chất thải nguy hại và không được phép tái sử dụng. Nhớt dầu thải có chứa nhiều tạp chất bao gồm chì, kẽm và một số hóa chất độc hại khác. Một khi dầu nhớt thải đã ngấm vào đất thì hàng chục năm sau cũng không thể thu hồi và cây cỏ cũng không thể phát triển. Việc khử nhiễm các loại đất này đòi hỏi số tiền rất lớn. Việc đốt dầu đã qua sử dụng tùy ý với số lượng lớn có thể bị bắt và tạm giữ hình sự vì hành vi gây “ô nhiễm môi trường”. Vì vậy, pháp luật quy định nghiêm cấm đốt dầu thải tùy ý.

Đốt dầu thải là một mối nguy tiềm ẩn rất lớn vì khi hít phải các chất độc hại từ dầu nhớt thải có thể gây ra các triệu chứng thường thấy như: Đau đầu, ho, ho ra máu, khò khè, co giậtkhó thở. Mức độ nghiêm trọng thường có liên quan đến mức độ lưu lượng của việc hít phải khí độc. Các khí độc không hòa tan sẽ gây ra ít triệu chứng tức thời hơn nhưng cũng có thể làm khó thở hoặc ho, sau đó có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về ung thư phổi, suy yếu tim mạch.

Cấu tạo của bếp đun dầu thải

Hiện nay phần lớn bếp đun dầu thải ở Việt Nam đều được chế tạo một cách thủ công và mỗi nhà sản xuất lại biến tấu đi một chút. Tùy vào cơ sở sản xuất mà bếp sẽ có những bộ phận khác nhau nhưng nhìn chung thì các loại bếp này đều có chung các bộ phận chính gồm:

  • Thân bếp.
  • Bình chứa dầu và ống dẫn.
  • Quạt thổi khí cưỡng bức và ống dẫn khí.
  • Cột khí có khoan lỗ.
  • Kiềng bếp (kiêm nắp bếp).

Nguyên lý hoạt động

Bếp đun dầu thải có nguyên lý hoạt động khá giống như bếp dầu hỏa "ngày xưa" ở những năm 90 trở về trước thường thấy ở các làng quê. Thời đó, người ta dùng dầu hỏa làm nhiên liệu cho bếp. Người dùng cần châm lửa (có thể bằng giấy hoặc que đóm) để đốt đầu các sợi bấc. Dầu sẽ ngấm theo thân sợi bấc lên trên rồi bốc cháy.

Nguyên lý hoạt động của bếp đun dầu thải.Nguyên lý hoạt động của bếp đun dầu thải

Sau này, để tiết kiệm nhiên liệu hơn, người ta đã đốt dầu thải. Loại dầu này có thể xin miễn phí hoặc mua với giá khá rẻ tại nhiều cửa hàng cơ khí hoặc tiệm sửa chữa xe gắn máy, garage ô tô,…

Cách sử dụng bếp đun dầu thải

Một điểm khác biệt của bếp đun dầu thải so với bếp dầu hỏa là không sử dụng sợi bấc mà là đốt các "hydrocacbon dễ cháy bị hóa khí" nên thao tác đầu tiên khi dùng bếp đun dầu thải là "mồi lửa".

Trước khi nhóm bếp, chúng ta cần đổ sẵn một lượng nhỏ dầu vào lòng bếp rồi đốt vài tờ giấy để nhiệt độ trên mặt dầu đạt mức đủ làm cho các thành phần hydrocacbon dễ cháy hóa thành hơi, sau đó từ từ cho không khí "tươi" (oxy) vào để tạo nên hỗn hợp cháy giàu khí và duy trì ngọn lửa.

Bước đầu tiên này có vai trò quan trọng vì nếu để quạt to quá thì sẽ làm tắt lửa mồi, còn nếu quạt không đủ lực thì không đủ lượng oxy để duy trì sự cháy. Khi lửa đã cháy đều thì chúng ta chỉ cần đặt kiềng bếp lên và có thể sử dụng được. Tùy vào loại bếp, nhiên liệu và độ thành thục của người nấu mà quá trình "nhóm bếp" này có thể mất từ 3 - 5 phút.

Cách dùng bếp đun dầu thảiCách dùng bếp đun dầu thải

Trong suốt quá trình đun thì quạt phải liên tục hoạt động để cung cấp đủ không khí, đồng thời người nấu cũng phải cho dầu vào thường xuyên để duy trì một lượng dầu nhất định trong thân bếp.

Vì bếp dùng quạt thổi gió cưỡng bức (công suất từ 20 đến 100W tùy từng nhà sản xuất) nên lửa bốc lên sẽ rất mạnh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cháy nổ thì người dùng cũng cần phải trang bị thêm các phương tiện, trang bị phòng cháy chữa cháy đặt ở xung quanh.

Theo quảng cáo thì nguồn nhiên liệu đầu vào của bếp đun dầu thải rất đa dạng, từ dầu nhớt xe máy cho đến mỡ chiên rán hay thậm chí là mỡ vịt quay, heo quay đều có thể dùng để đốt được.

Thao tác nhóm bếp đã mất kha khá thời gian, còn để ngừng được bếp thì cũng cần một chút thời gian. Khác với bếp dầu hỏa (vặn tịt để ngắt lửa) hay bếp gas (vặn núm để ngắt gas), quá trình hóa khí diễn ra trực tiếp trên mặt dầu trong thân bếp nên người nấu phải ngắt dòng dầu cấp vào và để cho bếp cháy hết lượng dầu đang có. Nếu cố tình tắt bếp cưỡng bức thì khói và hơi dầu trong bếp sẽ bốc lên rất nhiều và gây nguy hiểm cho sức khỏe và không an toàn cháy nổ.

Qua bài viết này, các bạn đã có cho mình câu trả lời bếp đun dầu thải có độc hại không? Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng bếp đun dầu thải để mọi người hiểu hơn về loại bếp đun này.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin