Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Quai bị kiêng gì?

Ngày 19/03/2023
Kích thước chữ

Mặc dù là bệnh lý lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, quai bị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bị quai bị kiêng gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

“Bệnh nhân quai bị kiêng gì?” chắc hẳn là thắc mắc của tất cả những người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân. Trước khi đi tìm đáp án cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về bệnh lý tưởng lành mà không hề lành này nhé!

Quai bị là bệnh gì?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp với biểu hiện đặc trưng là các tuyến nước bọt (hay tuyến mang tai) bị sưng lên ở một bên hoặc cả hai bên khiến khuôn mặt của người bệnh bị biến dạng.

Quai bị kiêng gì? Cùng nghe chuyên gia giải đáp

Quai bị là bệnh truyền nhiễm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Thông thường, thời gian từ lúc lây nhiễm tới khi phát bệnh trong khoảng từ 12 - 24 ngày. Bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 14 tuổi. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị sớm, quai bị vẫn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có cả biến chứng quai bị ảnh hưởng tới khả năng sinh sản khi lớn lên.

Hiện tại, quai bị chưa có thuốc điều trị đặc trị. Phần đa người bệnh sẽ được bác sĩ cho thuốc tự điều trị tại nhà để giảm bớt sự đau đớn; đồng thời thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người thân cùng nhà trong thời kỳ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Quai bị là căn bệnh phổ biến trên thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus họ Paramyxovirus lây lan qua đường hô hấp, ăn uống khi người bệnh giao tiếp, hắt hơi hay ho.

Quai bị kiêng gì? Cùng nghe chuyên gia giải đáp 02

Hô hấp là con đường lây truyền virus quai bị nhanh nhất

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng virus gây bệnh quai bị còn có khả năng tồn tại trong nước tiểu của người bệnh từ 2-3 tuần. Bởi vậy, bệnh này cũng có thể lây qua đường phân và nước tiểu.

Hơn nữa, virus gây bệnh phát triển mạnh trong huyết thanh từ 12 - 15 ngày sau khi phơi nhiễm bệnh và lan sang các cơ quan khác của cơ thể. Thời gian lây lan trong khoảng 6 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng sưng tuyến nước bọt đến 2 tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh quai bị điển hình.

Điều trị bệnh quai bị như thế nào?

Như đã trình bày ở trên, hiện tại bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay là điều trị bằng các loại thuốc có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng bệnh để bệnh nhân không đau đớn quá mức.

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng nước ấm, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh quai bị cũng cần cách ly hoàn toàn với tất cả thành viên trong gia đình cho tới khi khỏi bệnh hoàn toàn. Mọi dụng cụ vệ sinh và các vật dụng trong nhất cũng cần được sát khuẩn mỗi lần sử dụng. Người nhà khi chăm sóc bệnh nhân quai bị cần đeo khẩu trang, tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp.

Bị quai bị kiêng gì?

Dù là một bệnh lý lành tính và có thể tự điều trị tại nhà, nhưng người bệnh quai bị vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tránh hiện tượng kiệt sức, thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát triệu chứng gây nhiều đau đớn.

Vậy người bị quai bị kiêng gì? Người bệnh lưu ý hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn chua, cay: Những loại thực phẩm có vị chua hoặc cay nóng có thể kích thích tuyến nước bọt tiết nhiều dịch tiết hơn. Điều này sẽ khiến tuyến nước bọt phải làm việc nhiều hơn. Từ đó khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cũng cảm thấy đau đớn hơn.
  • Đồ nếp: Một số món ăn làm từ nếp như xôi, bánh chưng,… đều không được phép xuất hiện trong mâm cơm của người bệnh quai bị. Bởi các món làm từ bếp có thể khiến tình trạng sưng đau trở nên tồi tệ hơn, thời gian điều trị cũng bị kéo dài.
  • Thịt gà: Thịt gà, đặc biệt là gà dai có thể khiến việc ăn uống của bệnh nhân quai bị gặp nhiều khó khăn hơn. 

Bên cạnh việc hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm, nhiều người còn quan niệm người bệnh quai bị cần kiêng cả gió và nước. Điều này không hẳn là không đúng. Bởi trong thời gian mắc bệnh, hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu nhiều, các loại virus, vi khuẩn bên ngoài rất dễ tấn công. Trong thời gian này nếu sử dụng nước lạnh hoặc ra trời gió sẽ khiến phát sinh các chứng cảm cúm, cảm lạnh hoặc làm bệnh quai bị xuất hiện biến chứng.

Ngoài ra, virus quai bị lây lan rất nhanh qua đường hô hấp. Nếu người bệnh tiếp xúc quá sớm hoặc quá nhiều với môi trường bên ngoài sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền dịch bệnh cho cộng đồng.

Quai bị kiêng gì? Cùng nghe chuyên gia giải đáp 03

Người bệnh quai bị có thể vệ sinh cá nhân bằng nước ấm 

Người bệnh quai bị vẫn có thể vệ sinh cơ thể thường xuyên. Tuy nhiên nên sử dụng nước ấm và vệ sinh nhanh chóng. Đồng thời nghỉ ngơi trong nhà cho tới khi bình phục hoàn toàn.

Bị quai bị nên ăn gì?

Khi đã nắm được bệnh quai bị kiêng gì, hãy tìm hiểu thêm những loại thực phẩm mà người mắc quai bị nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày để quá trình bình phục nhanh chóng hơn.

  • Ngũ cốc, đậu và các loại thức ăn chế biến từ đậu: Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao giúp bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn giúp cơ thể tăng đề kháng để chống chọi với các loại bệnh tật.
  • Rau xanh và trái cây giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, chất xơ trong rau xanh giúp cơ thể cân bằng lại sức khoẻ nhanh chóng. Bởi vật, rau củ quả tươi là những thực phẩm cực kỳ quan trọng và cần có trong bữa ăn hằng ngày của người bệnh nhằm rút ngắn thời gian trị bệnh.
  • Thức ăn dạng lỏng: Khi bị quai bị, người bệnh sẽ đau đớn 2 bên tuyến nước bọt, khó ăn, khó nuốt; cơ thể mệt mỏi do sốt cao. Bởi vậy, những thức ăn dạng lỏng như soup, cháo, nước ép rau củ sẽ giúp người bệnh dễ nuốt hơn và vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, người bệnh có thể chia thành nhiều bữa một ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn.

Nhà thuốc Long Châu mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin quan trọng nhất về bệnh quai bị cũng như trả lời cho câu hỏi “Quai bị kiêng gì?”

Tú Anh

Nguồn tham khảo: Vinmec.com, Hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.