Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vùng da trên mặt, đặc biệt là mí mắt, da mỏng hơn và nhạy cảm hơn so với các vùng da khác nên cần phương pháp điều trị nhẹ nhàng. Để giải đáp những băn khoăn, lo lắng về tình trạng bệnh vảy nến ở mí mắt. Hãy tìm hiểu những thông tin được các chuyên gia sức khoẻ bên dưới nhé!
Bệnh vảy nến là một bệnh lý về da mãn tính, biểu hiện qua các nốt sần và mảng đỏ, có vảy trắng bạc tạo ranh giới với các vùng da xung quanh. Các mảng vảy nến gây khó chịu, đau hoặc ngứa. Vảy nến trên mặt thường xuất hiện ở lông mày, mí mắt, mũi, vùng da giữa mũi và môi trên, trán và đường chân tóc. Mắt là một bộ phận quan trọng và nhạy cảm, vậy vảy nến ở mí mắt có sao không? Có thể trị dứt điểm được không?
Vảy nến ở mí mắt là tình trạng vùng mí mắt xuất hiện các mảng da bong tróc tạo thành vảy, có màu hồng hay đỏ, có vảy trắng bạc. Vảy nến ở trên mặt như mí mắt, mũi, lông mày là kết quả của việc không điều trị kịp thời và đúng cách.
Triệu chứng bệnh của vảy nến ở mí mắt khác với những vị trí khác như mũi, lông mày, miệng,... Vảy nến ở vùng mắt sẽ có biểu hiện khô, viêm, mắt bị kích thích và khó quan sát. Còn ở vùng mí mắt, các lớp vảy sẽ che phủ hàng mi, vành mi mắt có màu đỏ và cứng hơn bình thường. Khi mắt hướng lên hoặc cụp xuống có cảm giác căng mí mắt. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây viêm mí mắt.
Nguyên nhân gây vảy nến ở mắt cũng chưa được xác định như vảy nến ở những vùng khác trên cơ thể. Các nhà khoa học chỉ xác định các yếu tố nguy cơ có liên quan đến sự hình thành và khởi phát chu kỳ bệnh vảy nến. Các yếu tố bao gồm:
Vảy nến ở mí mắt có lây không? Câu trả lời là không vì bệnh vảy nến xuất hiện do sự rối loạn trong hệ miễn dịch, hoàn toàn không do lây nhiễm từ người sang người.
Thông thường, bệnh vảy nến sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau nhằm làm giảm triệu chứng bệnh, bao gồm: Thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống, điều trị bằng ánh sáng, biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, da ở vùng mí mắt rất mỏng manh và dễ bị tổn thương nên sẽ có phương pháp điều trị riêng so với vùng da khác.
Để điều trị vảy nến ở mí mắt, bác sĩ có thể đề nghị các thuốc như:
Khi điều trị bệnh vẩy nến quanh mắt bạn hãy cẩn thận vì da trên mí mắt rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Bệnh vảy nến ở mắt là rất hiếm. Nhưng nếu bạn bị vẩy nến ở mắt, bạn có thể cần thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mắt nếu bạn bị nhiễm trùng.
Dưới đây là một vài mẹo cơ bản để bôi thuốc ở mí mắt:
Bệnh vảy nến ở mí mắt là bệnh mãn tính, nên không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, chỉ có thể điều trị làm giảm triệu chứng, kiểm soát tốt tình trạng, kéo dài thời gian khởi phát chu kỳ mới.
Để đạt hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý: Tái khám đúng hẹn, tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng hoặc thay thế thuốc khác, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là corticosteroid. Vảy nến ở mí mắt có thể sẽ khiến người bệnh tự ti, mặc cảm nhưng không được vì thế mà cố gắng che đậy bằng các mỹ phẩm vì có thể sẽ làm xấu hơn tình trạng bệnh.
Bên cạnh việc nghiêm túc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chăm sóc các mảng đỏ do vảy nến tại nhà cẩn thận, phối hợp chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt tình trạng vảy nến của bản thân, gồm:
Với những thông tin chia sẻ ở trên, mong rằng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến ở mí mắt, phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc vùng da mí mắt tại nhà. Vì là vùng da nhạy cảm, hãy đến gặp ngay bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng để điều trị kịp thời, tránh làm tình trạng nặng hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.