Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Bị chó cắn 7 ngày thì tiêm phòng có mang lại hiệu quả không?

Ngày 24/10/2024
Kích thước chữ

Bệnh dại là căn bệnh truyền nhiễm vẫn đang gia tăng đáng kể tại Việt Nam, lý do là bởi hiểu biết của người dân về căn bệnh này còn rất hạn chế. Nhiều người sau khi bị cắn không đi tiêm phòng ngay lập tức mà phải tới 1 tuần, thậm chí là cả tháng sau mới đi tiêm vì chưa thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng gì. Vậy, người bị chó cắn 7 ngày thì tiêm phòng có mang lại hiệu quả hay không?

Bệnh dại sẽ xâm nhập và tấn công các tế bào hệ thần kinh trung ương, làm cho người bệnh tử vong một cách đau đớn nếu không có các biện pháp ngăn chặn virus ngay từ sớm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin, giải đáp cho câu hỏi “Bị chó cắn 7 ngày thì tiêm phòng có mang lại hiệu quả không?”, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Xử lý vết thương sau khi bị chó cắn như thế nào?

Sau khi bị chó, mèo hoặc các động vật nuôi cắn thì điều quan trọng bạn cần thực hiện ngay lập tức đó chính là sơ cứu vết thương nhằm tránh nhiễm trùng đồng thời giảm thiểu tối đa khả năng mắc phải virus dại. Cụ thể, bạn sẽ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Cần đưa người bị cắn ra khỏi khu vực nguy hiểm ngay lập tức. Trấn an người bị cắn để lấy lại tinh thần, tránh tình trạng sợ hãi, hoảng loạn.
  • Vệ sinh vết thương bằng xà phòng thật kỹ, rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước sạch liên tục trong vòng 15 phút để rửa trôi hết virus gây bệnh và các dị vật còn đọng lại trên da. Cần lưu ý, thao tác thật nhẹ nhàng, tuyệt đối không rửa mạnh khiến cho vết thương bị dập, tạo điều kiện cho virus di chuyển nhanh hơn.
  • Tiếp tục sát trùng vết thương bằng cồn 70%, cồn đỏ hoặc cồn iod. Cuối cùng, hãy lau khô vết thương và dùng băng gạc y tế băng lại vết thương. Đối với những vết thương nghiêm trọng, chảy nhiều máu, hãy sử dụng dây thun y tế để quấn quanh vùng da gần đó và nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý:

  • Không bóp và nặn máu tại vết thương.
  • Không tự ý đắp thuốc hay bất cứ loại lá nào lên vết thương.
  • Không tự điều trị bằng thuốc Nam hay thuốc Đông do các thầy kê đơn.
  • Không kiêng cữ việc vệ sinh cơ thể, vết thương hàng ngày.
Bị chó cắn 7 ngày thì tiêm phòng có mang lại hiệu quả không?1
Sơ cứu sau khi bị chó cắn là việc quan trọng giúp giảm thiểu khả năng nhiễm virus dại

Sau khi bị chó cắn nên tiêm lúc nào là tốt nhất?

Sau khi bị chó cắn, người bệnh cần tiêm vắc xin càng sớm càng tốt ngay cả khi chưa xác định được là chúng có bị dại hay không. Bởi nếu vết cắn càng nghiêm trọng và gần hệ thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Virus gây bệnh sẽ nhanh chóng di chuyển lên tới não và gây ra các triệu chứng khởi phát bệnh dại như sợ nước, lú lẫn, sợ ánh sáng, ảo giác, hôn mê, động kinh, ngừng tim và tử vong trong đau đớn mà không có biện pháp nào có thể can thiệp.

Theo các bác sĩ, không có khoảng thời gian tối thiểu cho việc thực hiện tiêm phòng vắc xin dại nhưng nếu càng tiêm muộn thì khả năng bảo vệ cơ thể của vắc xin càng giảm. Và nếu chẳng may virus đã di chuyển đến não rồi bắt đầu phá hủy các tế bào thần kinh thì người bệnh chắc chắn sẽ khởi phát những triệu chứng dại.

Việc tiêm phòng vắc xin dại ngay sau khi bị chó mèo hoặc động vật nuôi cắn là việc cần thiết để giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch sản sinh ra lượng kháng thể để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh. Vắc xin sẽ phát huy tối đa khả năng chống lại virus gây bệnh nếu như được tiêm sớm, thời điểm tiêm lý tưởng nhất là trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh tuyệt đối không nên chần chừ hay trì hoãn việc tiêm.

Bị chó cắn 7 ngày thì tiêm phòng có mang lại hiệu quả không?2
Người bệnh cần tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị động vật tấn công

Bị chó cắn 7 ngày thì tiêm phòng có mang lại hiệu quả hay không?

Sau khi bị chó cắn 7 ngày, người bệnh vẫn có thể tiêm vắc xin vì thời gian ủ bệnh trung bình từ 1 đến 3 tháng, có nhiều trường hợp thời gian ủ bệnh còn lâu hơn, lên tới vài năm nhưng cũng có thể rất nhanh, chỉ khoảng 7 đến 10 ngày nếu vết cắn nghiêm trọng. Còn việc vắc xin có mang lại hiệu quả tối ưu hay không thì còn phải xem xét nhiều trường hợp cụ thể như sau:

Theo dõi sau 7 ngày

Trường hợp 1: Người bị cắn và động vật nuôi tấn công đều khỏe mạnh, không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh dại.

Trường hợp 2: Người bị cắn chưa có biểu hiện của bệnh dại nhưng động vật tấn công đã xuất hiện các biểu hiện bệnh.

Trường hợp 3: Người có các triệu chứng khởi phát bệnh như sốt, ngứa ở vết cắn,... động vật tấn công cũng đã có biểu hiện bệnh dại hoặc đã chết.

Xử lý

Tiêm vắc xin phòng dại lúc này vẫn mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế, cần tiêm vắc xin ngay lập tức, kể cả khi người lẫn con vật tấn công chưa có bất cứ biểu hiện bất thường nào. Càng chậm trễ thì hiệu quả phòng bệnh sẽ càng thấp.

Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm vắc xin dại kết hợp với huyết thanh kháng dại ngay lập tức để việc điều trị dự phòng được thực hiện sớm.

Bị chó cắn 7 ngày thì tiêm phòng có mang lại hiệu quả không?3
Sau khi bị chó cắn, người bệnh cần thực hiện tiêm phòng dại càng sớm càng tốt

Nhìn chung, bị chó cắn 7 ngày thì tiêm phòng vẫn đạt hiệu quả nếu tuân thủ theo các phác đồ điều trị của bác sĩ. Thế nhưng người bệnh cần lưu ý, sau 7 ngày mới đi tiêm là khá muộn bởi nếu vết thương nặng, gần các vị trí như hệ thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh sẽ càng ngắn, virus có thể di chuyển đến não bộ rất nhanh và nguy cơ tử vong cao. Do đó, nếu bị động vật tấn công, hãy đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân. Tuyệt đối không chủ quan, trì hoãn. Nếu còn đang phân vân không biết nên thực hiện tiêm chủng ở đâu vừa nhanh mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn có thể lựa chọn Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là điểm đến tin cậy. Hãy liên hệ và đặt lịch từ sớm để nhận được vô vàn ưu đãi dành riêng cho khách hàng.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin