Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị chó cắn sau 15 ngày vẫn sống là tình trạng không hiếm gặp. Vậy có cần tiêm phòng dại sau 15 ngày không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn những kiến thức hữu ích.
Thời gian ủ bệnh dại có thể dài hay ngắn tùy thuộc vào tình trạng vết cắn. Do đó bị chó cắn sau 15 ngày vẫn sống có thể là còn đang trong thời gian ủ bệnh. Và một khi bệnh dại đã biểu hiện thì không có cách chữa trị. Do đó nên đi tiêm vắc xin dại sớm nhất có thể sau khi bị chó cắn.
Thời gian ủ bệnh dại ở người có thể dài hay ngắn, thường rất đa dạng. Sau khi bị chó cắn, vi rút dại sẽ vào cơ thể, trú ngụ ở não, dây thần kinh, gan,... Thời gian chưa có các biểu hiện lâm sàng gọi là thời kỳ ủ bệnh. Thông thường bệnh dại có thời gian ủ bệnh từ 1 - 3 tháng, hoặc 10 ngày, hoặc từ vài năm hoặc thậm chí 10 năm.
Các yếu tố làm cho thời gian ủ bệnh khác nhau ở mỗi người như: Tình trạng vết cắn sâu hay nông, vị trí cắn có gần thần kinh trung ương không. Yếu tố này được giải thích là khi vết cắn gần khu vực thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ thì vi rút dễ di chuyển theo đường dây thần kinh lên não. Do đó bệnh dại sẽ biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhanh hơn.
Như vậy vi rút dại có thời gian ủ bệnh cũng khá đa dạng. Cho nên bị chó cắn sau 15 ngày vẫn sống không có nghĩa là sẽ không bị bệnh dại. Do đó việc tiêm vắc xin dại sau 15 ngày vẫn là cần thiết.
Một điều quan trọng để bạn không trì hoãn tiêm vắc xin là bệnh dại chưa có thuốc điều trị và tỷ lệ tử vong là 100% khi có biểu hiện bệnh dại. Vắc xin dại hiện nay được bào chế bằng công nghệ mới và đã có nghiên cứu về tính hiệu quả. Do đó không có những tác động bất lợi lên trí nhớ, hệ sinh sản, sự phát triển của trẻ nhỏ,... Vắc xin dại còn an toàn cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú. Tóm lại, bị chó cắn sau 15 ngày vẫn sống thì vẫn cần tiêm vắc xin.
Sau khi bị chó cắn, bạn cần rửa và sát trùng vết thương trước khi đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng. Trường hợp vết thương quá lớn thì việc quan trọng nhất là nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Bạn cần theo dõi tình trạng con chó sau khi bị chó cắn, có các tình huống xảy ra như sau:
Trường hợp có nhiều vết cắn, vết thương lớn, sâu rộng thì bất kể tình trạng con chó như thế nào, bạn cần tiêm đủ liều vắc xin. Không có sự trì hoãn nào cho việc tiêm vắc xin ở đây, bởi nguy cơ mắc dại là rất lớn và có thể tiến triển nhanh.
Như vậy sau khi bị chó cắn thì việc cần làm là tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Đồng thời, theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và con chó cho đến khi hoàn thành xong các mũi tiêm cũng là một điều cần thiết. Trong trường hợp không thể biết được tung tích con vật thì bạn cứ tiêm đủ các mũi tiêm phòng dại để tránh nguy cơ xấu nhất xảy ra.
Về tiêm phòng dại thì hiện nay các cơ sở y tế áp dụng phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế theo quyết định số: 1622/QĐ-BYT ngày 08/05/2014. Bạn có thể tìm hiểu và đọc thêm quyết định này để biết rõ hơn về phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế.
Sau 15 ngày chó phát bệnh dại với các biểu hiện như: Dễ kích động, hay gầm gừ, chảy nước dãi, có dấu hiệu liệt toàn thân hoặc liệt nửa thân,... thì hãy liên hệ với cơ quan thú y có thẩm quyền để giải quyết. Bạn có thể để ý khi chó có các biểu hiện lạ thì cần xử trí nhanh mà không cần đợi đến sau 15 ngày phát hiện bệnh dại. Bởi vì chó phát bệnh dại có thể dễ kích động, cắn thêm người, gây nguy hiểm cho người xung quanh.
Khi chó nuôi trong nhà bị cắn thì bạn nên đưa chó đến cơ sở thú y để kiểm tra. Ở đây bác sĩ thú y có thể cho thực hiện các xét nghiệm bệnh dại, theo dõi tình trạng sức khỏe của chó. Trường hợp chó đã được tiêm phòng dại thì bác sĩ sẽ cho tiêm mũi nhắc lại và theo dõi tiếp tục trong khoảng 45 ngày.
Trường hợp chó nuôi nhà chưa được tiêm phòng dại mà bị động vật khác cắn thì có thể theo dõi con vật đó. Nếu không thể theo dõi con vật đó thì nên đưa đến bác sĩ thú y để theo dõi chó nhà mình. Có thể bác sĩ sẽ cho tiêm phòng dại và theo dõi khoảng 6 tháng. Trong trường hợp chó không có biểu hiện dại thì được cho về nhà.
Ở trường hợp xấu nhất, chó nhà bị động vật dại tấn công. Nếu chưa có biểu hiện dại thì chó sẽ nhốt lại theo dõi trong 6 tháng. Trường hợp không có biểu hiện bệnh dại sẽ được cho về nhà nhưng cần tiêm vắc xin phòng dại 1 tháng trước khi về.
Nếu trường hợp sau khi bị cắn, chó bắt đầu có các dấu hiệu bệnh dại thì bác sĩ sẽ xử trí để không gây nguy hiểm cho người khác được nữa. Chủ nhà nên đồng ý biện pháp xấu nhất này bởi tránh nguy cơ lây nhiễm vi rút dại. Cũng giống như trên người thì bệnh dại ở chó cũng không có thuốc điều trị, chó cũng sẽ chết sau khi phát bệnh.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được: Bị chó cắn sau 15 ngày vẫn sống thì cần tiêm vắc xin không? Mặc dù thời gian ủ bệnh là khác nhau ở mỗi người nhưng việc tiêm phòng dại là điều cần thiết nên làm. Bất kỳ lý do gì được đưa ra để trì hoãn tiêm vắc xin dại đều chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục. Do đó hãy chủ động tiêm phòng dại để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, cùng nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu với giá cả hợp lý, bình ổn: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online,... Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu được đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình và an toàn. Hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn và gia đình sự thuận tiện và an tâm khi tiêm chủng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.