Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị dị ứng thời tiết nên bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Ngày 27/04/2022
Kích thước chữ

Dị ứng thời tiết là đáp ứng của cơ thể với các tác nhân mẫn cảm như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,... Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Vậy bị dị ứng thời tiết bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Dị ứng thời tiết có lẽ là một trong những loại dị ứng gây khó chịu nhất cho người bệnh. Dị ứng lông chó mèo, dị ứng phấn hoa, dị ứng đồ ăn,... chúng ta có thể chủ động phòng tránh, nhưng dị ứng thời tiết rất khó. Thêm vào đó, dị ứng là bệnh liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định một vài loại thuốc để điều trị triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn. Đó là những loại thuốc nào? Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu bạn nhé!

Triệu chứng và nguyên nhân dị ứng thời tiết

Các triệu chứng dị ứng thời tiết thường bắt đầu ngay sau khi da tiếp xúc với nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột. Các dấu hiệu gây bệnh có thể gặp bao gồm: Nổi đỏ da, mề đay, ngứa, sưng da, hắt xì, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa họng, ho,...

Nguyên nhân gây bệnh không được biết chính xác nhưng được biết đến với tình trạng bệnh mang tính cơ địa và có thể do di truyền. Khi gặp phải các tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ kích hoạt giải phóng Histamin và các chất gây viêm vào trong máu.

Bị dị ứng thời tiết nên bôi thuốc gì nhanh khỏi 1 Dị ứng thời tiết gây nhiều khó chịu cho người mắc

Tùy vào phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh mà triệu chứng có thể xuất hiện theo các mức độ khác nhau, có tính chất diễn biến phức tạp, dai dẳng, điều trị không thể dứt điểm. Nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ và cuộc sống hàng ngày của bạn, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Mục tiêu điều trị dị ứng thời tiết không phải chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà là làm giảm các triệu chứng để chúng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn, giảm tần suất tái phát bệnh. Một số trường hợp dị ứng thời tiết mức độ nhẹ có thể điều trị ngay tại nhà bằng một số biện pháp dân gian và tự khỏi bệnh trong một vài ngày. Trường hợp bệnh tái diễn và triệu chứng dai dẳng không giảm là dấu hiệu nên đến gặp bác sĩ ngay để có thể điều trị kịp thời.

Khi có các tổn thương về da, nên sử dụng thuốc bôi có tác dụng làm giảm tình trạng khó chịu, ngứa ngáy, làm dịu da và giảm viêm nhiễm. Nên sử dụng thuốc dưới hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để có thể điều trị đúng và đủ liều lượng thuốc đạt hiệu quả bạn nhé!

Bị dị ứng thời tiết nên bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Bị dị ứng thời tiết nên bôi thuốc gì nhanh khỏi 2 Bị dị ứng thời tiết nên bôi thuốc gì nhanh khỏi

Một số loại thuốc bôi khi bị dị ứng thời tiết nên sử dụng bao gồm:

Các loại dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm thường là biện pháp đầu tiên được sử dụng. Nên bôi thuốc ngày nhiều lần, đặc biệt sau khi tắm, giúp duy trì độ ẩm, ngăn ngừa khô da, làm da mềm mại hơn, giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị mẩn ngứa.

Rất nhiều loại dưỡng ẩm có mặt trên thị trường: Nhóm dưỡng ẩm tác dụng chính là chống viêm (tác dụng tương đương với Corticoid nhẹ), hút nước (hút nước từ lớp thượng bì sâu tới lớp sừng), gây bít (tạo lớp kỵ nước trên bề mặt da giảm mất nước lớp thượng bì), làm mềm da (các tế bào lớp sừng được lấp đầy khoảng cách, ngăn cản sự xâm nhập của các dị nguyên vào da).

Chế phẩm dưỡng ẩm hiện nay bao gồm dạng mỡ, kem, lotion (dung dịch). Mỗi loại đều có tác dụng, ưu, nhược điểm riêng. Người dùng nên lựa chọn loại dưỡng ẩm phù hợp với làn da của mình, dưỡng ẩm với pH tự nhiên, tạo độ ẩm lý tưởng cho làn da. Có loại kem dưỡng ẩm cho da dầu, có loại cho da khô và cho da hỗn hợp.

Kem dưỡng ẩm cần an toàn, không gây kích ứng, không chứa các chất hương liệu, có thể sử dụng lâu dài để phòng và duy trì tái phát bệnh. Đặc biệt, tính thuận tiện khi sử dụng, hiệu quả và đảm bảo nhu cầu về kinh tế và thẩm mĩ cho người sử dụng. Nên sử dụng bôi dưỡng ẩm ít nhất 2-3 lần mỗi ngày, tùy vào tình trạng da có thể tăng lên số lần sử dụng nếu tình trạng da khô nhiều. Sử dụng hàng ngày, duy trì thường xuyên mặc dù không có triệu chứng để phòng tái phát.

Bị dị ứng thời tiết nên bôi thuốc gì nhanh khỏi 3 Các loại thuốc bôi da sẽ làm mát da, giảm ngứa,...

Các loại corticoid bôi da

Corticoid có tác dụng chính là giảm tình trạng viêm, ức chế miễn dịch, ngăn cản sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn, giảm tăng trưởng giúp kiểm soát tình trạng bong tróc, dày da. Có 7 nhóm Corticoid được phân loại với mức độ mạnh khác nhau. Mỗi vùng da trên cơ thể có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc Corticoid khác nhau.

Bôi tại chỗ Corticoid cho trẻ em và người già hấp thu nhiều thuốc hơn người lớn, các vùng da non như bẹn, đùi, nách,... cũng hấp thu nhiều hơn các vùng da khác. Nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất vì cần tính đến tác dụng cũng như nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra như: Teo da, sạm da, rậm lông, giãn mạch, bội nhiễm, loãng xương, ức chế miễn dịch,... Vì vậy, sử dụng corticoid bôi da phải đặc biệt lưu ý về liều lượng cũng như thời gian sử dụng, tránh lạm dụng thuốc bạn nhé.

Các loại thuốc bôi có chứa Corticoid có thể sử dụng như:

  • Corticoid đơn độc: Betamethasone valerate Clobetasol, betametazon dipropionat, Fluticason, Desonnid, Hydrocortison.
  • Corticoid phối hợp: Fucicort Cream (thành phần chính gồm betamethasone và fusidic acid), Gentrisone (thành phần chính betamethasone dipropionate, clotrimazole và gentamicin), Korcin (thành phần chính Dexamethasone và Chloramphenicol).
Dị ứng thời tiết nên bôi thuốc gì cho nhanh khỏi 4 Nếu tình trạng nặng hãy tới gặp bác sĩ

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ có tác dụng chống viêm sau Corticoid, giúp điều hòa miễn dịch tại chỗ. CNI được sử dụng trong trường hợp thay thế ở người bệnh kháng trị với Corticoid, dùng Corticoid có tác dụng phụ teo da, dùng liên tục, lâu dài hoặc tổn thương ở vùng da nhạy cảm (nếp gấp, hậu môn, sinh dục, mặt).

Có 2 loại hoạt chất của thuốc ức chế calcineurin tại chỗ là:

  • Tacrolimus là macrolid không có hoạt tính kháng sinh.
  • Pimecrolimus là dẫn xuất của ascomycin là macrolid có cấu trúc và cơ chế tác dụng khá giống với tacrolimus.

Thường được sử dụng bôi 2-3 lần/ ngày (tối đa 3 tuần khi dùng cho trẻ em). Nghiên cứu về sử dụng CNI dùng liên tục trong 1 năm không gặp phải tác dụng phụ cho bệnh nhân. Không nên sử dụng trong các trường hợp tổn thương nhiễm trùng cấp tính.

Nếu bạn có dấu hiệu da nghi ngờ dị ứng thời tiết, hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng phát ban da của bạn không cải thiện mặc dù đã được điều trị tại nhà để được sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ và thuốc toàn thân hợp lý bạn nhé. Ngay cả khi các phản ứng nhẹ, bác sĩ sẽ lên kế hoạch chẩn đoán, điều trị và loại trừ các tình trạng tiềm ẩn có thể gây khởi phát đợt dị ứng mới.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin