Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bị kiến cắn nổi mụn nước và cách xử lý an toàn

Ngày 30/07/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bị kiến cắn nổi mụn nước có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào để tình trạng không trở nên nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này. Cùng tham khảo ngay nhé!

Tình trạng bị kiến cắn nổi mụn nước nếu không được xử lý kịp thời có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cách xử lý và chăm sóc tình trạng nổi mụn nước khi bị kiến cắn. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Bị kiến cắn nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào cơ địa của từng người bị đốt mà mức độ, biểu hiện tổn thương cũng khác nhau. Thông thường, đối với những người không bị dị ứng cơ địa thì khi bị kiến cắn chỉ gây ra phản ứng tại chỗ gây ra những dấu hiệu sưng đỏ, sưng nhẹ và tình trạng này có xu hướng thuyên giảm chỉ sau vài giờ hoặc 1 – 2 ngày.

bi-kien-can-noi-mun-nuoc-va-cach-xu-ly-an-toan-1

Bị kiến cắn nổi mụn nước có nguy hiểm không

Tuy nhiên đối với những trường hợp cơ địa dễ bị dị ứng, làn da nhạy cảm khi bị côn trùng đốt có thể kích thích phản ứng dị ứng gây ra tình trạng kiến cắn sưng mủ, nổi mề đay, nổi mụn nước. Trong nọc độc của loài kiến có chứa dịch tiết, khi tiếp xúc với da có thể gây nên kích ứng. Tình trạng nổi mụn nước khi bị kiến cắn là biểu hiện của cơ thể phản ứng lại các dị ứng từ vết cắn của kiến.

Cách xử lý khi bị kiến cắn nổi mụn nước

Để cái thiện tình trạng bị kiến cắn nổi mụn nước, bạn có thể áp dụng một số biện pháp xử lý và điều trị phù hợp để ngăn ngừa bội nhiễm cũng như các biến chứng nguy hiểm: 

1. Vệ sinh sạch vùng da tiếp xúc với nước muối sinh lý

Sau khi bị kiến cắn, bạn cần phải rửa sạch vùng da bị kiến cắn bằng nước muối sinh lý để loại bỏ những dị nguyên. Đồng thời, cũng sẽ giúp vùng da bị tổn thương và nếu xử lý kịp thời có thể ngăn tình trạng nổi mụn nước. 

Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, bạn có thể tiếp tục ngâm da với nước muối loãng hoặc dùng đá chườm lên vùng da bị cắn để làm giảm sưng viêm và hạn chế tổn thương bùng phát mạnh mẽ. Nếu tiến hành xử lý nhanh, bạn có thể loại bỏ được gần như hoàn toàn nọc độc của kiến. 

bi-kien-can-noi-mun-nuoc-va-cach-xu-ly-an-toan-2

Vệ sinh sạch vùng da tiếp xúc với nước muối sinh lý

2. Các loại thuốc bôi ngoài da

Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi có tác dụng giúp sát trùng, khô bóng nước và giảm viêm dưới đây để bôi lên vùng da bị tổn thương: 

  • Hồ nước bôi da: Đây là một loại dung dịch thường được sử dụng bôi ngoài da giúp làm dịu, sát trùng và giảm viêm nhiễm khi mới bị côn trùng cắn. Mỗi ngày bôi thuốc từ 1 – 2 lần để cải thiện các triệu chứng.
  • Dung dịch Jarish: Trong thuốc có chứa hoạt chất Glycerin và Acidum boricum, những hoạt chất này có khả năng làm sạch da, giảm tình trạng sưng viêm và ngăn ngừa bội nhiễm. Dung dịch được sử dụng với tần suất từ 1 – 3 lần mỗi ngày.
  • Các loại thuốc mỡ kháng sinh: Thuốc này thường được dùng sau khi vùng da bị tổn thương do côn trùng cắn khô hoàn toàn. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ kháng sinh như Fucicort, Eumovate và Gentrisone có tác dụng giảm ngứa viêm, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

3. Sử dụng thuốc uống 

Hầu hết các trường hợp bị kiến cắn nổi mụn nước đều có thể có dấu hiệu thuyên giảm sau khi sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, đối với những người có làn da mỏng, nhạy cảm và hệ miễn dịch suy yếu có thể gây nên những tổn thương da nghiêm trọng. 

Với các trường hợp này, bác sĩ có thể kết hợp thuốc bôi ngoài và một số loại thuốc uống kiểm soát triệu chứng như:

  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp nếu bị kiến hoặc bất kỳ loại côn trùng nào cắn nhưng lại gây nên tình trạng sưng hạch, sốt nhẹ, đau nhức, mệt mỏi… Có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau thường được sử dụng như: Naproxen, Acetaminophen, Diclofenac.
  • Nhóm thuốc kháng Histamin tổng hợp: Để làm giảm các triệu chứng do kiến cắn hoặc côn trùng cắn như ngứa ngáy, quá mẫn trên da do côn trùng cắn. Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kháng histamin tổng hợp như Diphenhydramin, Loratadin, Promethazin, Clorpheniramin,…
  • Các loại thuốc kháng sinh: Trường hợp nếu kiến cắn nổi mụn nước hoặc côn trùng cắn bị nổi mụn nước và có dấu hiệu của bội nhiễm. Khi đó bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đường uống với mục đích ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Đồng thời sẽ làm giảm mức độ tổn thương, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Chăm sóc da khi sau khi bị kiến cắn nổi mụn nước

Ngoài việc tuân thủ các biện pháp điều trị tình trạng kiến cắn nổi mụn nước của các bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể kết hợp chăm sóc da tại nhà để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn, giúp da phục hồi nhanh chóng.

  • Giữ vệ sinh da: Việc tắm rửa và vệ sinh vùng da bị tổn thương mỗi ngày 2 - 3 lần bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời nó còn giúp da phục hồi tốt hơn.
  • Liệu pháp chườm lạnh: Để làm giảm vết sưng đỏ và các triệu chứng ngứa ngáy tạm thời, có thể thực hiện phương pháp chườm lạnh. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng khi mụn nước chưa bị vỡ và vùng da bị côn trùng cắn chưa có dấu hiệu bội nhiễm.
  • Các thói quen khác: Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng nên thực hiện một số thói quen hỗ trợ điều trị như tránh chà xát hay cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương vì có thể gây bội nhiễm. Chọn mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt, hạn chế ma sát lên làn da.

bi-kien-can-noi-mun-nuoc-va-cach-xu-ly-an-toan-1

Chăm sóc da khi sau khi bị kiến cắn nổi mụn nước

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề kiến cắn nổi mụn nước mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết chăm sóc đúng cách khi bị kiến hoặc côn trùng cắn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm