Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị kiến cắn sưng mủ có nguy hiểm không? Và cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp cho vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Trường hợp bị kiến cắn sưng mủ khá phổ biến ở nhiều người. Nó không chỉ gây ngứa ngáy mà còn gây cảm giác khó chịu cho nạn nhân. Chưa kể đến việc, nếu bị kiến độc cắn thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là đối với những người có làn da dễ bị dị ứng và sức đề kháng kém. Vậy bị phải làm sao khi bị kiến cắn sưng to, làm mủ? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!!
Thông thường, vết kiến cắn và kiến đốt là hoàn toàn khác nhau. Kiến đốt bằng cách dùng ngòi châm ở phần cuối cơ thể để chích vào da. Trong nọc độc của kiến có chứa một phần các độc tố kích thích cùng với chất axit fomic. Đa số nạn nhân đều bị kiến đốt cùng một lúc chứ hiếm khi có một còn đốt nhiều lần.
Tại sao bị kiến cắn lại sưng to, đau rát
Kiến đốt hoặc cắn thường khá nhẹ, chỉ khiến các nạn nhân có cảm giác đau, phồng rộp và sưng đỏ nhưng sẽ hết sau vài giờ đồng hồ thì vùng da bị cắn sẽ dịu lại. Tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có phản ứng với kiến đốt khác nhau. Nguy hiểm nhất là những người có tiền sử mẫn cảm, xuất hiện những dị ứng nguy hiểm liên quan đến tính mạng nếu gặp phải loại kiến quá độc cắn như kiến ba khoang. Một số triệu chứng nguy hiểm khi bị kiến cắn hoặc đốt:
Khi bị kiến cắn, thường các triệu chứng sưng đau chỉ diễn ra trong một vài ngày sẽ biến mất. Tuy nhiên, những trường hợp bị côn trùng cắn nổi mủ khá nguy hiểm nếu bị nặng, đặc biệt là trẻ em có thể sẽ xuất hiện những phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Những trường hợp bị kiến cắn sưng mủ nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như:
Bị kiến cắn sưng mủ có nguy hiểm không?
Khi bị kiến cắn sưng mủ, việc đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ côn trùng ra khỏi vết thương hoặc lấy đi vòi, túi nọc của kiến ra khỏi vùng da bị cắn. Bạn cần phải lưu ý không được miết mạnh để giết kiến vì sẽ làm cho nọc độc của kiến càng lan rộng tới một vùng da rộng và khiến cho trẻ bị những vết bỏng rát, đặc biệt là kiến ba khoang.
Thay vào đó, bạn nên thổi mạnh vào con kiến để chúng rời đi hoặc gõ phần bị kiến cắn xuống đất để làm rụng con kiến.
Sau khi loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể, bạn cần phải tiến hành rửa vết kiến cắn bằng nước xà phòng để vệ sinh vùng da bị kiến cắn và loại bỏ hoàn toàn những bụi bẩn ngăn ngừa bị nhiễm trùng. Tiếp theo, dùng gạc chườm mát lên vùng da bị tổn thương để làm giảm cảm giác sưng ngứa, khiến vùng da bị kiến cắn được làm tê. Hoặc bạn có thể sử dụng tinh dầu oliu nguyên chất để xoa đều lên vùng da bị kiến cắn. Khoảng 5 - 7 phút vùng da đang bị kiến cắn sưng to sẽ làm xẹp và dịu da một cách nhanh chóng.
Cách xử lý khi bị kiến cắn sưng to làm mủ
Một vấn đề cần lưu ý là khi bị kiến cắn sưng mủ, tuyệt đối không nên làm vỡ vết phồng rộp vì sẽ rất dễ gây nên những tổn thương và nhiễm trùng cho da. Trong quá trình xử lý nếu không may vết thương bị vỡ ra thì bạn cần phải rửa sạch vùng da đó bằng nước xà phòng rồi theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng. Nếu vết cắn bị rỉ mủ thì bạn nên đến ngay cơ thể y tế để được kiểm tra và có hướng hỗ trợ điều trị kịp thời.
Còn trong trường hợp nếu thấy vết phồng rộp chuyển màu, sưng tấy lên và gây đau rát thì bạn cũng nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề kiến cắn sưng mủ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết cách xử lý trong những trường hợp này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.