Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị mắt đỏ phải làm sao để khỏi tại nhà?

Ngày 21/05/2024
Kích thước chữ

Mỗi năm nước ta đều ghi nhận rất nhiều trường hợp bị đau mắt đỏ. Nếu không can thiệp và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến thị lực. Vậy, nếu bị đau mắt đỏ phải làm sao để có thể khỏi tại nhà?

Tình trạng đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh trong việc sinh hoạt, học tập và làm việc hàng ngày. Để nhanh chóng cải thiện đau mắt, bài viết dưới đây sẽ mách đến bạn đọc một số phương pháp hay có thể thực hiện tại nhà, trả lời cho câu hỏi “Bị đau mắt đỏ phải làm sao để khỏi tại nhà?”, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị viêm đỏ. Bệnh thường do virus hoặc nhiễm trùng từ các loại vi khuẩn, phản ứng dị ứng gây ra. Đau mắt đỏ sẽ gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh, thế nhưng rất hiếm khi gây biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến thị thực. Do bệnh có thể lây lan nên việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh sẽ giúp chẩn đoán chính xác và điều trị đau mắt đỏ hiệu quả hơn. Một số dấu hiệu người bệnh có thể gặp khi bị đau mắt đỏ bao gồm:

  • Đỏ ở trong lòng trắng mắt hoặc mí mắt bên trong.
  • Chảy nước mắt, dịch mắt nhiều.
  • Chất dịch có thể màu vàng hoặc màu xanh lá cây, màu trắng.
  • Cảm thấy khó chịu ở 1 hoặc cả 2 mắt.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng mắt có thể gây ngứa mắt.
  • Đau mắt đỏ do hóa chất gây bỏng mắt.
  • Tầm nhìn suy giảm.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mí mắt bị sưng.

Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Và dù là do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì mắt cũng sẽ xuất hiện các dấu hiệu điển hình như trên. Bạn không nên chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu này.

Bị mắt đỏ phải làm sao để khỏi tại nhà?1
Đau mắt đỏ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh

Bị mắt đỏ phải làm sao để tự khỏi tại nhà?

Trước tiên, quan trọng hơn hết là bạn cần đi thăm khám và sử dụng các loại thuốc, dung dịch nhỏ mắt dành riêng cho bệnh đau mắt đỏ được các bác sĩ chỉ định sử dụng. Ngoài ra, để rút ngắn thời gian khỏi bệnh, bạn có thể áp dụng một số cách tại nhà như sau:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Có thể sử dụng thêm nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ nước muối để làm dịu các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Bạn có thể tham khảo dùng thuốc nhỏ kháng histamin nếu bị đau mắt đỏ do dị ứng. Tuy nhiên cần lưu ý, không để đầu ống nhỏ chạm vào mắt và rửa tay sau khi nhỏ thuốc.
  • Chườm ấm: Nếu mắt bị sưng, bạn có thể chườm ấm giúp giảm sưng mắt. Hãy đắp một chiếc khăn ấm và ẩm lên mắt trong vài phút. Việc này sẽ giúp làm dịu các triệu chứng đau mắt đỏ rất hiệu quả. Đối với trường hợp bị đau ở cả 2 mắt, bạn nên sử dụng 2 chiếc khăn khác nhau cho mỗi mắt.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh sẽ là phương pháp thay thế nếu như chườm nóng không đạt hiệu quả. Sử dụng một chiếc khăn sạch ngâm nước lạnh và vắt khô nước rồi đắp lên mắt để làm dịu mắt. Có thể lặp lại phương pháp này nhiều lần trong ngày. Thế nhưng chỉ nên làm lạnh khăn ở nhiệt độ vừa phải, quá lạnh sẽ khiến cho bệnh đau mắt đỏ nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn hay thuốc chống viêm, thuốc dị ứng có thể làm giảm triệu chứng đau mắt đỏ.

Việc chăm sóc tại nhà đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hồi phục bệnh. Nếu có nhu cầu sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe do tự ý sử dụng thuốc.

Bị mắt đỏ phải làm sao để khỏi tại nhà?2
Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Lưu ý khi bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất cứ thời điểm nào và rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Do đó, nếu không may bị đau mắt đỏ, bạn cần tạm ngưng việc trang điểm mắt. Do các chất hóa học trong mỹ phẩm có thể khiến cho bệnh trở nặng thêm. Bên cạnh đó, hãy thay dụng cụ trang điểm mắt cũ đã sử dụng trước đó bằng dụng cụ mới để tránh tái nhiễm đau mắt đỏ.

Tiếp theo, nếu bạn có thói quen đeo kính áp tròng, hãy ngừng đeo cho tới khi bệnh đã khỏi hoàn toàn. Trước khi sử dụng lại kính, bạn cũng nên thực hiện khử trùng một cách cẩn thận.

Bạn nên hạn chế tối đa việc ra ngoài nếu như bị đau mắt đỏ và nếu như có phải ra ngoài, hãy có một số các biện pháp bảo vệ cho mắt như đeo kính bảo hộ, kính râm để tránh nguy cơ khiến cho mắt bị nhiễm trùng.

Như đã đề cập ở phần trên, đau mắt đỏ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Mặc dù vậy vẫn ghi nhận một số trường hợp bị nhiễm trùng, viêm nặng, dịch tiết nhiều và sưng tấy gây ảnh hưởng đến giác mạc, xuất hiện tình trạng mờ mắt sau khi đã khỏi đau mắt đỏ. Tình trạng này có thể dần cải thiện và biến mất, tuy nhiên, nếu mờ mắt kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra chính xác tình trạng mà mình đang gặp phải cũng như tiếp nhận điều trị sớm nếu có điều bất thường xảy ra.

Bị mắt đỏ phải làm sao để khỏi tại nhà?3
Có các biện pháp bảo vệ cho mắt trong thời điểm mắt bị đau mắt đỏ

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi “Bị mắt đỏ phải làm sao để có thể tự khỏi tại nhà?”. Thông thường, bệnh đau mắt đỏ sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm cũng như giảm các triệu chứng khó chịu nếu như người bệnh đã sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng 24 giờ. Do đó, người bệnh không cần quá lo lắng về bệnh lý này, điều quan trọng là hãy tham khảo và áp dụng các phương pháp chăm sóc mắt tại nhà để giúp mắt hồi phục nhanh chóng hơn, không gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực.

Xem thêm: Nguyên nhân bị đau mắt đỏ nặng là gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin