Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp cứu y tế, cần được xử lý ngay lập tức. Trang bị kiến thức khi gặp người bị nhồi máu cơ tim nên làm gì cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng cơ hội sống sót và giảm thiểu tổn thương cho bệnh nhân.
Thời gian là vàng trong trường hợp nhồi máu cơ tim. Sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể giúp bệnh nhân nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết sớm hơn, từ đó tăng cơ hội sống sót và hồi phục. Vậy gặp người bị nhồi máu cơ tim nên làm gì? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng động mạch vành bị tắc nghẽn dẫn đến thiếu máu dẫn đến cơ tim gây một cách đột ngột. Do động mạch vành là những mạch máu cung cấp máu cho tim, khi động mạch vành bị tắc nghẽn, máu không thể chảy đến nuôi cơ tim, dẫn đến hoại tử cơ tim.
Nhồi máu cơ tim là một trường hợp cấp cứu trong y tế. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhồi máu cơ tim là do mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa là một chất tích tụ trên thành động mạch, bao gồm cholesterol, chất béo, canxi và các chất khác. Theo thời gian, mảng xơ vữa có thể phát triển dày lên và làm hẹp động mạch. Nếu mảng xơ vữa bị nứt hoặc vỡ, có thể dẫn đến hình thành cục máu đông. Cục máu đông này có thể làm tắc nghẽn động mạch vành, gây nhồi máu cơ tim.
Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cũng như các yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng nhồi máu cơ tim:
Triệu chứng của nhồi máu cơ tim thường đột ngột và dữ dội. Triệu chứng phổ biến nhất là đau ngực. Đau ngực có thể lan sang cánh tay, cổ, vai hoặc hàm. Ngoài ra, một số triệu chứng có thể gặp khác như:
Nếu vô tình gặp người bị nhồi máu cơ tim nên làm gì là vấn đề nhiều người quan tâm. Nắm được điều này sẽ giúp tăng khả năng điều trị và phục hồi cho người bệnh. Dưới đây là một số điều bạn cần nắm:
Kỹ thuật CPR (hồi sức tim phổi) cần được thực hiện nhanh chóng và đúng cách sẽ giúp tăng khả năng điều trị và hồi phục sau này. Kỹ thuật này gồm ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo.
Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng cứng, người thực hiện quỳ gối phía bên trái bệnh nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau, giữ khuỷu tay thẳng và đặt gốc bàn tay ở giữa ngực (khoang liên sườn 4-5 của bên trái hoặc giữa hai núm vú). Khi ép, cần dùng lực ép vuông góc người bệnh. Ép xuống 5 đến 6cm. Sau khi ép, phải nhấc tay lên. Tiếp tục lặp lại như vậy nhiều lần. Với đối với trẻ em cần ép nhẹ nhàng hơn 2-3 cm nhằm tránh tổn thương lên ngực trẻ.
Nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật đường thở. Để đầu bệnh nhân hơi ngửa về sau để đường thở thoải mái. Dùng một tay bịt mũi, tay kia nâng hàm dưới để mở miệng bệnh nhân. Tiếp theo, hít một hơi thật sâu, đặt miệng bạn trên miệng nạn nhân rồi thổi hết hơi. Quan sát lồng ngực người bệnh lúc hà hơi thổi ngạt có di chuyển lên xuống trong hay không và thực hiện lặp lại liên tục.
Một chu kỳ kỹ thuật CPR bao gồm khoảng 30 lần ép tim ngoài lồng ngực cùng 2 lần hô hấp nhân tạo. Lưu ý, cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật trên, không nên thổi quá nhiều hoặc cố gắng hết sức thổi có thể gây tổn thương cho bệnh nhân. Nên tiếp tục thực hiện kỹ thuật CPR cho đến khi bệnh nhân có những dấu hiệu hồi phục hoặc đến khi nhân viên y tế đến.
Trên đây là một số thông tin Long Châu chia sẻ về bệnh nhồi máu cơ tim và cung cấp kiến thức khi gặp người bị nhồi máu cơ tim nên làm gì để có thể hỗ trợ bệnh nhân tốt nhất, hạn chế những hậu quả nghiêm trọng trong đó có tử vong. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của nhồi máu cơ tim, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Xem thêm: