Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

CPR là gì? Thông tin chi tiết về kỹ thuật CPR

Ngày 01/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

CPR là kỹ thuật sơ cứu quan trọng giúp bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân ngừng tim hoặc suy hô hấp. Trong bài viết này, Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết CPR là gì và tầm quan trọng của kỹ thuật này.

CPR là gì? Đây là một trong những kỹ thuật sơ cứu ngừng tuần hoàn vô cùng quan trọng. Vậy kỹ thuật này cụ thể là gì? Thực hiện kỹ thuật này kịp thời quan trọng ra sao? Các bước tiến hành như thế nào?... Mọi thông tin sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này. 

CPR là gì?

CPR là gì? CPR là chữ viết tắt của cụm từ “Cardiopulmonary Resuscitation” - có nghĩa là hồi sức tim phổi. Kỹ thuật này là tổng hợp nhiều thao tác như: Ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo. Ép tim lồng ngực giúp máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng đến khi tim bình thường trở lại hoặc khi người bệnh được tiếp cận với các thiết vị hỗ trợ chuyên biệt. Thông khí nhân tạo giúp cung cấp oxy cho cơ thể người bị ngừng tim hoặc người suy hô hấp. 

Kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy kịch, nâng cao khả năng phục hồi sau khi được điều trị. Biện pháp này được sử dụng trong các trường hợp như: 

  • Người bị ngừng tim, ngừng hô hấp do các chấn thương nặng như chấn thương sọ não
  • Người bị bệnh tim bẩm sinh.
  • Người bị ngạt thở do đuối nước.
  • Người bị điện giật.
  • Người bị ngộ độc thực phẩm.

Trong những trường hợp trên, người bệnh cần được hồi sức tim phổi càng sớm càng tốt. Nhưng cần lưu ý, CPR chỉ thực hiện khi bệnh nhân không thở, máu không lưu thông. 

cpr là gì 1
Không tùy tiện thực hiện CPR khi chưa cần thiết

Các bước hồi sức tim phổi CPR

Ngoài CPR là gì, bạn cũng nên tìm hiểu về các bước tiến hành kỹ thuật này. Trước khi bắt đầu, cần kiểm tra để chắc chắn người bệnh còn tỉnh không. Nếu người bệnh bất tỉnh, cần gọi 115 gấp và hô hấp nhân tạo khẩn cấp. Tùy độ tuổi, các bước hồi sức CPR có một số điểm khác nhau. Cụ thể là:

Đối với người trưởng thành

Ép tim: Để người bệnh nằm ngửa trên bề mặt phẳng chắc chắn. Người tiến hành hồi sức quỳ bên cạnh. Gót bàn tay đặt giữa ngực người bệnh, tầm giữa 2 núm vú. Tay còn lại đặt nằm trên tay kia và ấn thẳng xuống ngực ít nhất 5cm. Tốc độ ép tim phù hợp là từ 100 - 120 lần/phút.

Làm thông thoáng đường thở: Nâng cằm người bệnh và giúp họ ngửa đầu ra sau. Quan sát chuyển động ngực và kiểm tra nhịp thở của người bệnh trong khoảng 10 giây. Nếu thấy họ không thể thở bình thường, bạn cần tiến hành hô hấp nhân tạo nếu chắc chắn biết cách. Nếu không tự tin, hãy tiếp tục ép ngực trong khi chờ nhân viên y tế có mặt.

Khi đường thở thông thoáng, bạn tiến hành hô hấp nhân tạo. Hãy bịt mũi người bệnh để họ thở bằng miệng. Sau đó đưa miệng của bạn vào miệng người bệnh để thổi không khí vào miệng họ.

Hồi sức CPR cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Đặt 2 ngón tay vào giữa ngực của trẻ, sau đó đẩy xuống khoảng 4cm (1/3 đường kính ngực). Số lần ép ngực, tốc độ ép và số lần thổi ngạt giống như đối với người trưởng thành.

Một chu kỳ hồi sức tim phổi CPR đối với cả người lớn và trẻ em đề bao gồm 30 lần ép ngực và 2 lần hít thở. Không cố gắng hết sức hoặc thổi quá nhiều để tránh làm người bệnh tổn thương. Hãy tiếp tục thực hiện CPR cho đến khi bệnh nhân có thể cử động hoặc khi nhân viên y tế có mặt.

cpr là gì 2
Chỉ nên hô hấp nhân tạo khi tự tin vào kỹ thuật

Nguyên tắc DRSCAB khi tiến hành CPR

Tìm hiểu CPR là gì bạn sẽ thấy khái niệm nghe khá đơn giản. Nhưng kỹ thuật thực hiện đòi hỏi độ chuẩn xác và quan trọng nhất là cần tuân thủ nguyên tắc DRSCAB.

  • Danger (Sự nguy hiểm): Đảm bảo cả bệnh nhân và người thực hiện CPR đều đảm bảo an toàn. 
  • Response (Phản ứng): Theo dõi phản hồi từ người bệnh bằng cách lay người, hỏi tên, yêu cầu giơ tay, giơ chân. 
  • Send (Gọi cấp cứu 115): Ngay lập tức và trả lời chính xác câu hỏi của tổng đài viên.
  • Circulation (Tuần hoàn): Theo dõi tuần hoàn của bệnh nhân theo mạch đập ở cổ, cánh tay, bẹn. Nếu không bắt được mạch có nghĩa bệnh nhân sốc nặng hoặc có nguy cơ ngừng tim. Nếu bệnh nhân bị chảy máu cần lập tức cầm máu cho đến khi nhân viên y tế đến.
  • Airways (Kiểm tra đường thở): Khi thấy nạn nhân bất tỉnh, không phản ứng, hãy mở miệng bệnh nhân tìm dị vật, chất nhầy, đồ ăn và lấy ra ngay lập tức. Nếu không thấy gì hãy nâng cằm, ngửa nhẹ đầu về phía sau để kiểm tra nhịp thở. 
  • Breathing (Theo dõi nhịp thở): Theo dõi chuyển động lên, xuống của lồng ngực hoặc đặt tai gần miệng, mũi của bệnh nhân hay đặt tay dưới ngực để cảm nhận. Nếu bệnh nhân bất tỉnh nhưng còn thở, hãy để họ nằm nghiêng sao cho đầu, cổ, cột sống thẳng hàng. Tiếp tục theo dõi nhịp thở của họ cho đến khi nhân viên y tế đến.
cpr là gì 3
Nguyên tắc cấp cứu ban đầu cho những ai chưa biết CPR là gì

Ý nghĩa và nguy cơ của hồi sức tim phổi CPR

Ý nghĩa của việc hồi sức tim phổi kịp thời

Theo thống kê, hằng năm ở Mỹ có đến 475.000 người chết vì ngừng tim. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Có đến 90% bệnh nhân bị ngừng tim ngoài bệnh viện không có khả năng qua khỏi. 

Việc ngừng tim khiến các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể không nhận được máu giàu oxy. Không được cấp cứu kịp thời, chỉ vài phút cũng có thể dẫn đến bệnh nhân tử vong. Sau mỗi phút tim bệnh nhân không đập bình thường, cơ hội sống lại giảm 7 - 10%. Hồi sức tim phổi được tiến hành kịp thời, đúng kỹ thuật có thể nâng cao tỷ lệ sống sót cho nạn nhân. 

Nguy cơ khi tiến hành hồi sức CPR

Khi thực hiện kỹ thuật CPR, các nguy cơ dễ có khả năng xảy ra như:

  • Bệnh nhân bị gãy xương sườn, gãy xương ức.
  • Chảy máu trong ngực, tổn thương thực quản, khí quản.
  • Tổn thương răng, nướu.
  • Một số ít bệnh nhân giữ được tính mạng nhưng thường bị suy nhược, tổn thương não, phải thở máy trong suốt quãng đời còn lại. 
  • Phần lớn người bệnh sau khi được hồi sức tim phổi chỉ sống được một thời gian ngắn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ CPR là gì. Kỹ thuật này phát huy hiệu quả với những người trẻ, khỏe, đang không gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu muốn giữ tính mạng cho bệnh nhân cần tiến hành CPR ngay trong 5 - 10 phút sau khi tim ngừng đập hoặc ngừng thở. Điều quan trọng, bạn chỉ nên thực hiện khi nắm rõ kỹ thuật để tránh làm tăng nguy cơ cho bệnh nhân. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Vinmec

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm