Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nổi mề đay thường xuất hiện cùng các triệu chứng kèm theo như ngứa ngáy, phát ban, mẩn đỏ,... Những triệu chứng này gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng có thể cải thiện bệnh cũng như phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Vậy người bị nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì?
Những bệnh lý da liễu như mề đay không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân mà còn tác động tiêu cực đến thẩm mỹ. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt được đánh giá là có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Nội dung dưới đây sẽ giúp cho quý bạn đọc nắm được bị nổi mề đay ăn gì và kiêng gì.
Mề đay là một trong những loại bệnh ngoài da phổ biến. Bệnh thường gặp nhất ở người có đề kháng yếu hoặc dễ nhạy cảm, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ trong độ tuổi 20 – 40. Nổi mề đay là tình trạng làn da của người bệnh phản ứng trước những yếu tố dị nguyên kích ứng từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Dấu hiệu ban đầu của mề đay là sự xuất hiện của các nốt sần màu hồng hoặc đỏ như muỗi đốt. Tình trạng này có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể, đặc biệt là ở những vùng da mỏng, nhạy cảm.
Các vết mề đay thường gây ngứa ngáy, sưng phù, khó chịu. Bệnh nhân càng gãi sẽ làm cho các nốt sần càng lan rộng. Đồng thời có thể dẫn tới trầy da, gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mề đay còn có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như đau khớp, sốt cao, nôn mửa, khó thở, đau đầu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là sốc phản vệ.
Mề đay gồm có mề đay cấp tính (bệnh kéo dài không quá 6 tuần) và mề đay mãn tính (bệnh kéo dài trên 6 tuần). Theo các chuyên gia da liễu, những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nổi mề đay gồm: dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, di truyền, chấn thương, mặc đồ quá chật,... Ngoài ra, tình trạng nổi mề đay, sẩn ngứa còn có thể là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tồn tại trong cơ thể.
Để ngăn ngừa cũng như hạn chế tình trạng nổi mề đay chuyển biến sang giai đoạn mãn tính thì việc điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Song song với đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Vậy khi bị nổi mề đay nên ăn gì? Cùng tìm hiểu về nội dung này trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Nổi mề đay nên ăn gì? Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ tốt cho quá trình đào thải độc tố cũng như các yếu tố gây nổi mề đay ra khỏi cơ thể. Một số nhóm thực phẩm tốt cho người bị nổi mề đay nên ăn như:
Thực phẩm giàu vitamin A:
Vitamin A tham gia vào quá trình kích thích biểu mô da phát triển, tái tạo tế bào da. Đồng thời, loại vitamin này còn giúp hạn chế tình trạng nứt nẻ, khô ráp và làm hồng hào da. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như cá, cà chua, cà rốt,…
Thực phẩm giàu vitamin B:
Vitamin B có vai trò thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng cường hoạt động của hệ thần kinh. Không chỉ vậy nó còn giúp tăng cường sức khỏe cho làn da. Vitamin B giúp làm lành vùng da bị tổn thương do mề đay, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và hạn chế mề đay tái phát. Một số loại thực phẩm dồi dào vitamin B như gạo lứt, hạt điều, chuối, rau xanh,...
Thực phẩm giàu vitamin C:
Vitamin C được biết đến là chất chống oxy hóa có tác dụng kích thích sản xuất collagen, chống lão hóa hiệu quả. Đối với làn da, loại vitamin này giúp tái tạo làn da, tăng cường độ ẩm và dưỡng chất cho da. Đồng thời vitamin C cũng giúp ngăn chặn tác hại của môi trường và ánh nắng mặt trời đối với tế bào cơ thể. Đặc biệt, vitamin C còn kích thích quá trình đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ vậy mà vitamin C có thể hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng mề đay và mẩn ngứa nhanh chóng. Các thực phẩm giàu vitamin C như súp lơ trắng, dưa lưới vàng, cà chua, ớt chuông, quả kiwi, khoai tây,…
Trà thảo mộc:
Các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh,… có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Trà thảo mộc không chỉ hỗ trợ giấc ngủ sâu, giảm stress, giúp tinh thần thư thái, tỉnh táo mà chúng còn có khả năng hỗ trợ cơ thể giải độc, thanh lọc cơ thể. Từ đó làm giảm các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa,…
Bên cạnh việc nắm được bị nổi mề đay nên ăn gì, thì người bệnh cần tránh các nhóm thực phẩm dưới đây để hạn chế tình trạng mề đay tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn:
Các chuyên gia da liễu khuyên rằng, để giảm nguy cơ mề đay mãn tính kéo dài và tái phát liên tục, người bệnh cần phải tránh lạm dụng hóa mỹ phẩm, chất kích thích. Song song với đó là giữ tâm lý thoải mái, tích cực và vận động cơ thể một cách phù hợp. Ngoài ra, khi có biểu hiện da bị sẩn ngứa, nổi mề đay, bệnh nhân cần sớm đi khám tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị mề đay kịp thời.
Hy vọng qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết, quý bạn đọc có thể nắm được bị nổi mề đay nên ăn gì và kiêng gì.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.