Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêu chảy thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ tiêu thụ thực phẩm không phù hợp, nhiễm khuẩn đường ruột đến các rối loạn tiêu hóa khác. Vậy người bị tiêu chảy liên tục 2 ngày có nên đi khám không?
Người bị tiêu chảy liên tục 2 ngày có nên đi khám không? Khi nhận thấy các dấu hiệu của tiêu chảy, người bệnh nên chủ động tìm sự hỗ trợ y tế để được thăm khám, điều trị sớm. Việc kiểm soát kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.
Tiêu chảy là một trong những rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Được nhận biết qua các dấu hiệu đi ngoài nhiều lần với phân lỏng, có nhiều nước. Hiện tượng tiêu chảy không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe nếu không được kiểm soát kịp thời.
Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ giữa tiêu chảy thật sự với hiện tượng đại tiện nhiều lần nhưng phân đặc hoặc phân lỏng, dính, thường gặp ở trẻ em đang bú mẹ. Những trường hợp này không phải là tiêu chảy.
Tiêu chảy có thể xuất hiện dưới nhiều mức độ, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Khi tình trạng tiêu chảy xảy ra, đặc biệt là với các triệu chứng rõ ràng, việc thăm khám kết hợp điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát tình trạng này, tránh các tác động tiêu cực lên sức khỏe.
Tiêu chảy thường được phân thành hai nhóm chính, dựa trên thời gian mắc phải. Tiêu chảy cấp tính là dạng tiêu chảy thường gặp, đặc biệt ở trẻ em trong độ tuổi mầm non hay những năm đầu tiểu học.
Bệnh xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, nhiều nước và số lần đại tiện nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Người bị tiêu chảy liên tục 2 ngày được tính là tiêu chảy cấp tính nếu tình trạng này kéo dài dưới 14 ngày, thường do cơ thể tiêu thụ thức ăn không phù hợp hoặc nhiễm khuẩn thực phẩm.
Trong đó, rotavirus là một trong những tác nhân chính gây tiêu chảy cấp tính ở trẻ em, làm cho tình trạng trở nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Ngược lại, tiêu chảy mãn tính là dạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 – 4 tuần, có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe. Ở những người khỏe mạnh, tình trạng này có thể gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày nhưng không đe dọa tính mạng.
Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, tiêu chảy mãn tính có thể trở thành một nguy cơ lớn, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tiêu chảy là một vấn đề tiêu hóa phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ các căn nguyên gây tiêu chảy không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn giúp phòng ngừa bệnh lý này. Các nguyên nhân gây tiêu chảy có thể được chia thành hai nhóm chính là tiêu chảy do nhiễm vi sinh vật và tiêu chảy không do nhiễm trùng.
Nhiễm vi sinh vật thường là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa còn yếu. Khi mầm bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, chúng gây kích thích, viêm nhiễm các mô trong ruột, dẫn đến tiêu chảy.
Thường gặp nhất là khi tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn như Salmonella, Clostridium hoặc tụ cầu khuẩn.
Trong trường hợp lạm dụng thuốc kháng sinh có thể vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh. Kết quả là khả năng hấp thụ dinh dưỡng của ruột bị giảm, nhu động ruột tăng, đồng thời khả năng nhiễm khuẩn đường ruột tăng, gây hiện tượng đi ngoài nhiều lần với phân lỏng hoặc không thành khuôn.
Trong trường hợp bị tiêu chảy liên tục 2 ngày không do căn nguyên nhiễm khuẩn, một số người gặp tình trạng không dung nạp các loại đường như Lactose, Glucose-Galactose hoặc Fructose từ sữa, mật ong, trái cây.
Điều này dẫn đến tiêu chảy kéo dài khi tiêu thụ các loại thực phẩm này. Ngoài ra, thiếu hụt men tiêu hóa như Sucrase-isomaltase hoặc Lactase cũng là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy.
Mặt khác, hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng ruột, thường xảy ra sau khi thay đổi thói quen ăn uống, sử dụng thuốc hoặc ăn đồ lạ. Do nhu động ruột bị co thắt quá mức, thức ăn di chuyển nhanh hơn qua đường tiêu hóa, khiến nước không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột, dẫn đến tiêu chảy.
Tiêu chảy là một tình trạng tiêu hóa thường gặp, thường lành tính, có khả năng tự khỏi trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu người bị tiêu chảy liên tục 2 ngày, việc đi khám bác sĩ là cần thiết để xác định nguyên nhân cũng như nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời.
Mặc dù hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp có thể tự cải thiện nhưng khi bị tiêu chảy liên tục 2 ngày có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước kèm mất cân bằng điện giải, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là khi kèm theo các triệu chứng bất thường khác như:
Trong những trường hợp trên, việc đi khám không chỉ giúp xác định nguyên nhân chính xác mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nếu bạn gặp phải các triệu chứng như đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội hoặc không thể bổ sung nước, hãy đi khám sớm nhất có thể.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc về câu hỏi “Người bị tiêu chảy liên tục 2 ngày có nên đi khám không?”. Tình trạng này không nên xem nhẹ, việc đi khám bác sĩ không chỉ giúp bạn yên tâm mà còn đảm bảo rằng bất kỳ nguyên nhân tiềm ẩn nào cũng được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.