Bệnh tưa miệng là một bệnh nhiễm khuẩn khá phổ biến trong cuộc sống, bệnh có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai đem tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trước khi tìm hiểu những biến chứng đó, chúng ta phải tìm hiểu: “Bị tưa miệng khi mang thai là gì?”.
Bị tưa miệng khi mang thai là gì?
Bị tưa miệng khi mang thai là một tình trạng nhiễm khuẩn do nấm ở miệng của mẹ bầu. Bình trường nấm Candida albicans tồn tại và phát triển trong niêm mạc miệng chỉ ở một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, do một số những thay đổi nhất định khiến số lượng nấm này sinh sôi vượt mức bình thường gây nên bệnh nhiễm khuẩn nấm ở miệng.
Nguyên nhân của bệnh tưa miệng khi mang thai
Nguyên nhân trực tiếp gây ra tưa miệng khi mang thai là do sự sinh sôi quá mức của nấm Candida albicans trong miệng của mẹ bầu. Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh tưa miệng còn do một số nguyên nhân gián tiếp như:
-
Khi đang mang thai, cơ thể người mẹ sẽ bị thay đổi rất nhiều về mặt nội tiết tố, điều này khiến cho mẹ bầu dễ dàng gặp phải các vấn đề sức khỏe khác nhau, đặc biệt trong đó có tình trạng nấm Candida miệng. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra bệnh tưa miệng thai kì.
-
Do bà bầu có sử dụng các loại thuốc kháng sinh liều cao trong một khoảng thời gian dài khiến số lượng lợi khuẩn của cơ thể giảm đi dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida sinh sôi.
-
Tình trạng tưa miệng khi mang thai còn có thể do người mẹ mắc những bệnh có khả năng làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể HIV/AIDS, bệnh bạch cầu…
-
Trong các trường hợp mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn mãn tính nên buộc phải dùng các thuốc có chứa corticoid qua đường hít dài ngày, điều này cũng một phần làm tăng khả năng mắc tưa miệng.
-
Người mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, khiến cho đường trong máu tăng cao và sức đề kháng của cơ thể suy giảm.
-
Nấm Candida miệng trong khi mang thai cũng có khả năng xuất hiện trong những trường hợp mẹ bầu đeo răng giả, kích cỡ của hàm răng giả không phù hợp.
-
Các trường hợp người mẹ mang thai nghiện thuốc lá.
-
Những mẹ bầu thường xuyên không vệ sinh răng miệng cẩn thận cũng góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để các vi khuẩn có hại tấn công khoang miệng gây tưa miệng.
Mẹ bầu nghiện hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gây tưa miệng
Triệu chứng của tưa miệng khi mang thai
Các triệu chứng của bệnh tưa miệng ở mẹ bầu không khó để phát hiện. Phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể tự phát hiện ra tình trạng nhiễm nấm Candidas miệng. Chúng bao gồm:
-
Các mảng bám màu trắng hoặc kem xuất hiện trên bề mặt lưỡi bệnh nhân, đôi khi chúng cũng có thể xuất hiện tại niêm mạc má và trên vòm miệng, nướu răng và amidan.
-
Mảng bám trắng đó dễ bị cào xước và chảy máu do tác động bên ngoài.
-
Niêm mạc miệng và lưỡi bệnh nhân bị đỏ và có cảm giác đau nhức khiến cho người bệnh gặp những khó khăn trong khi khi nhai thức ăn hoặc nuốt nước miếng.
-
Với những trường hợp người bệnh đang đeo răng giả thì bệnh tưa miệng có thể khiến bệnh nhân nứt khóe miệng gây đau đớn.
-
Mẹ bầu có cảm giác cộm trong miệng như đang ngậm bông.
-
Mẹ bầu có cảm giác chán ăn, có thể mất vị giác hoặc đau nhức trong lúc ăn.
Triệu chứng của bị tưa miệng khi mang thai là gì?
Trong một số những trường hợp bệnh tưa miệng thai kì nghiêm trọng, bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
-
Đau nhức nhiều.
-
Có cảm giác bị khó thở đồng thời tức ngực như bị nghẹn thức ăn.
-
Trong các trường hợp bà bầu bị nhiễm nấm lan rộng ra xuống tới thực quản, bệnh có thể gây tình trạng sốt cao không ngừng.
Tưa miệng khi mang thai có nguy hiểm không?
Tưa miệng khi mang thai là căn bệnh tuy không gây ra nhiều những nguy hiểm trực tiếp. Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh nấm miệng không được khám, phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho mẹ bầu cũng như là thai nhi, cụ thể là:
Tác hại của tưa miệng đối với mẹ bầu
-
Tưa miệng trong thai kì khiến cho mẹ bầu cảm giác đau đớn, khó chịu dẫn đến tình trạng chán ăn và bỏ bữa. Việc này không những gây ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé mà còn có không ít tác động xấu về mặt tinh thần cho bà bầu.
-
Tuy khá hiếm gặp nhưng vẫn có những trường hợp bệnh nấm miệng Candida lây sang những khu vực khác của cơ thể. Khi nấm Candida lan xuống vùng thực quản, bệnh có thể gây đau đớn rất nhiều và gây không ít khó chịu cho mẹ bầu khi nuốt thức ăn.
-
Nếu tình trạng nhiễm trùng lan xuống khu vực sâu hơn là ruột non, bệnh sẽ gây ra sự ức chế tiêu hóa và giảm hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể.
-
Trong một số các trường hợp bệnh tình nghiêm trọng hơn, nếu bà bầu đang mắc những bệnh ung thư hoặc bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể, nấm Candida có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến các cơ quan nội tạng khác như tim, gan, phổi.
Tác hại của tưa miệng với thai nhi
Bất kỳ bệnh lý nào nói chúng không riêng bệnh tưa miệng mà người mẹ mắc phải trong thời kỳ mang bầu đều ít nhiều gây ra những tác động xấu đến thai nhi. Các tác động có thể kể tới như:
-
Tưa miệng nếu bệnh tình diễn tiến xấu, nấm có thể sẽ tấn công màng ối dẫn đến tình trạng viêm màng ối. Nếu tình trạng tiếp tục diễn tiến biến hơn, nó có thể gây ra vỡ màng ối.
-
Trong các trường hợp bệnh tưa miệng nguy hiểm hơn, nấm có thể tấn công ngược lên các bộ phận khác trong cơ thể gây hiện tượng xuất huyết trong. Lúc này mẹ bầu sẽ khả năng bị chuyển dạ sớm, đẻ non. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tưa miệng khi mang thai.
-
Ngoài ra, khi mẹ bầu sinh em bé mà vẫn còn đang mắc tưa miệng, thai nhi sinh ra cũng có thể bị nhiễm trùng do lây từ mẹ. Bé cũng sẽ dễ mắc phải các bệnh liên quan tới nấm như nấm da, nấm mắt, nấm miệng, nấm lưỡi.
Trẻ có mẹ bị tưa miệng khi mang thai khi sinh ra có thể bị lây nấm lưỡi
Phòng tránh bị tưa miệng khi mang thai
Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh tưa miệng khi người mẹ đang mang thai:
-
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cùng lối sống khoa học và lành mạnh. Tập thể dục nhẹ nhàng và điều độ để có thể tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
-
Mẹ bầu cần thường xuyên phải vệ sinh răng miệng thật cẩn thận và sạch sẽ: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, cố gắng sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn giúp loại bỏ các mảng bám ở trên răng.
- Thường xuyên đi thăm khám răng hàm mặt để có thể nhanh chóng phát hiện cũng như điều trị các vấn đề về răng miệng.
-
Luôn nhớ uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày, hạn chế để niêm mạc miệng bị khô.
-
Nếu mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ thì cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu luôn ở ngưỡng an toàn.
Mẹ bầu cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tưa miệng khi mang thai
Qua bài viết trên, Nhà Thuốc Long Châu không những giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: "Bị tưa miệng khi mang thai là gì?” mà còn cung cấp thêm một số kiến thức cần thiết khác về vấn đề này giúp các mẹ bầu có thể phòng tránh mắc phải chúng. Hy vọng bạn đã nắm được những thông tin bổ ích sau bài viết trên. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc để cập nhật thêm nhiều kiến thức y khoa khác nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp