Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị viêm kết mạc khóc ra máu có nguy hiểm không?

Ngày 28/03/2022
Kích thước chữ

Các trường hợp mắc hội chứng viêm kết mạc xuất huyết rất hiếm. Các nhà khoa học đã gặp rất nhiều bối rối để giải thích cho tình huống khóc ra máu này. Vậy bị viêm kết mạc khóc ra máu có nguy hiểm không, hãy cùng nhà thuốc Long Châu giải đáp ngay sau đây nhé!

Hiện tượng khóc ra máu còn có nhiều tên gọi khác như Haemolacria, Hemidrosis hay Haemolacria. Đây là một tình trạng rất hiếm gặp và có thể được phát hiện khi nhìn thấy máu xuất hiện trong nước mắt của bệnh nhân. Máu trong nước mắt có thể được hình thành do nhiễm trùng, viêm hoặc chấn thương ở mắt hoặc khối u trong cấu trúc xung quanh mắt. Đôi khi, nó cũng xảy ra trong các tình huống căng thẳng về thể chất và tinh thần. Viêm kết mạc cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Viêm kết mạc cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng khóc ra máu

Viêm kết mạc cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng khóc ra máu

Khóc ra máu là một trong những biến chứng của viêm kết mạc

Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh kỳ lạ này. Để giải mã bí ẩn về khóc ra máu, các nhà khoa học đã nghiên cứu và liệt kê ra tất cả những điều kiện có thể xảy ra. Khả năng đầu tiên họ nghi ngờ là máu rỉ ra từ kết mạc.

Kết mạc là một màng mỏng, trong suốt, bao phủ toàn bộ bề mặt nhãn cầu và bề mặt bên trong của mí mắt. Nhiệm vụ của kết mạc là đảm bảo mi không dính vào nhãn cầu, giảm ma sát để không làm xước hoặc tổn thương giác mạc khi mắt di chuyển. Kết mạc có các mạch máu tự nhiên, và nếu nó bị rò rỉ, máu sẽ thấm và chảy theo nước mắt.

Chấn thương kết mạc, kết mạc bị vỡ hoặc viêm kết mạc xuất huyết có thể tạo ra vết rách tạm thời và có thể biến mất nếu điều trị dứt điểm.

Bị viêm kết mạc khóc ra máu có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc khóc ra máu là triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp tính nặng. Trường hợp viêm kết mạc cấp, lượng máu chảy ra nhiều, các mạch máu nhỏ dẫn lưu bị vỡ gây xuất huyết dưới kết mạc. Triệu chứng này tương đối nghiêm trọng.

Tuy nhiên, những người bị chảy máu mắt do viêm kết mạc cấp tính không cần quá lo lắng, vì có thể điều trị theo phương pháp điều trị viêm kết mạc cấp tính thông thường. Đa số bệnh nhân được điều trị ngoại trú, kết hợp dùng thuốc đúng đắn, bệnh sẽ trở lại bình thường.

Cách điều trị viêm kết mạc khóc ra máu

Bệnh nhân có triệu chứng viêm kết mạc khóc ra máu cần rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý thông thường, sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng, có thể dùng thêm thuốc mỡ và nước mắt nhân tạo.

Khi ra ngoài, người bệnh nên đeo kính bảo hộ hoặc kính che mắt để bảo vệ mắt trong quá trình điều trị, không đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ cho phép, nghỉ ngơi nhiều hơn, ngẩng cao đầu để giúp thoát nước mắt, không hoạt động thể chất quá nhiều.

Bệnh nhân bị viêm kết mạc khóc ra máu không đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ cho phép Bệnh nhân bị viêm kết mạc khóc ra máu không đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ cho phép

Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng đầy đủ thuốc theo quy định của bác sĩ, có thể uống thuốc giảm phù nề, nghỉ ngơi, ăn uống để tăng sức đề kháng, uống vitamin C, theo dõi thường xuyên các bệnh lý về mắt.

Trong một số trường hợp bệnh nhân có giả mạc, các bác sĩ sẽ loại bỏ phần giả mạc này. Nhưng điều này phải được bác sĩ nhãn khoa thực hiện. Trong vài ngày, nếu được điều trị đúng đắn, bệnh sẽ chuyển biến tích cực. Adenovirus là nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc cấp tính. Bệnh chủ yếu xuất hiện vào mùa hè và kết thúc vào cuối mùa thu.

Một số nguyên nhân khác khiến bạn bị chảy máu mắt

Đôi khi bạn có thể bị chảy máu mắt mà không rõ nguyên nhân. Lý do không phải lúc nào cũng rõ ràng và đó có thể là hậu quả của một trong các yếu tố sau:

  • Các mạch máu trong mắt có thể bị vỡ khi ho hoặc hắt hơi dữ dội, căng thẳng, nôn mửa, rặn mạnh, nâng vật nặng, sốc đột ngột, huyết áp cao, sử dụng kính áp tròng, dị ứng...
  • Chấn thương mắt, mặt hoặc đầu, dụi hoặc gãi mắt với lực quá mạnh, bị vật sắc nhọn vào mắt, tai nạn, ngã hoặc bị vật nặng đập vào mắt.
  • Dùng các loại thuốc ngăn ngừa máu đông, chẳng hạn như warfarin, dabigatran, rivaroxaban, heparin, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong mắt hoặc dùng thuốc NSAID không kê đơn và một số chất bổ sung cũng có thể làm loãng máu. Nếu bị chảy máu mắt, hãy thông báo với bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây như aspirin, ibuprofen, naproxen, vitamin E, tỏi, bạch quả, hoa anh thảo...

Bạn có thể bị chảy máu mắt do sử dụng các loại thuốc ngăn ngừa máu đông

CaptionBạn có thể bị chảy máu mắt do sử dụng các loại thuốc ngăn ngừa máu đông
  • Liệu pháp miễn dịch interferon được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do virus cũng có liên quan đến hiện tượng chảy máu trong mắt.
  • Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây chảy máu mắt như nhiễm trùng mắt, đặc biệt là virus herpes, mạch máu bất thường xuất hiện trong mống mắt, vấn đề đông máu, biến chứng sau phẫu thuật mắt, ung thư mắt.

Có thể thấy, bị viêm kết mạc khóc ra máu tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra một số biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khiến bạn nghĩ rằng mắt mình đang chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, đừng quên khám mắt định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mắt.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin