Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bị viêm nướu răng uống thuốc gì?

Ngày 12/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm nướu răng là một vấn đề răng miệng thường gặp. Câu hỏi được nhiều người quan tâm là "Viêm nướu răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?" Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng viêm nướu răng và thắc mắc về loại thuốc phù hợp, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Tại Việt Nam, 90% người lớn có các vấn đề về răng miệng, trong số đó tỷ lệ người bị viêm nướu răng và vùng chân răng chiếm 75%. Vì vậy, câu hỏi "Viêm nướu răng uống thuốc gì? Cách chữa viêm nướu răng?" luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Hãy tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Viêm nướu răng là bệnh gì?

Việt Nam có tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến răng miệng lên đến 90%, một trong những vấn đề phổ biến nhất mà mọi người thường gặp là viêm nướu răng (hay còn gọi là viêm lợi). Viêm nướu răng là bệnh lý xuất phát từ sự tích tụ mảng bám chứa vi khuẩn ở chân răng, gây ra viêm mô nướu xung quanh. Mảng bám này không chỉ tạo ra sự kích ứng nướu, mà còn có thể dẫn đến các triệu chứng như sưng, đỏ, và thậm chí chảy máu khi chải răng.

bi-viem-nuou-rang-uong-thuoc-gi 1
"Viêm nướu răng uống thuốc gì ?" là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc

Viêm nướu răng thường được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh nha chu. Bệnh viêm nướu được nhiều người cho là căn bệnh nhẹ và và tình trạng này có thể sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, bệnh viêm nướu có thể phát triển thành các giai đoạn nặng hơn như chảy máu nướu, viêm nha chu, và thậm chí là mất răng.

Triệu chứng của viêm nướu răng

Triệu chứng của viêm nướu răng khá dễ để nhận biết, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến cho thấy bạn đang bị mắc bệnh viêm nướu răng:

  • Sưng, đỏ tím hoặc đỏ sẫm: Nướu bị sưng và có màu đỏ đậm, thường là một dấu hiệu của viêm nhiễm.
  • Chảy máu nướu: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm nướu là chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
  • Đau và khó chịu: Nướu và các khu vực xung quanh răng có thể trở nên đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt.
  • Hôi miệng: Mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu có thể tạo ra mùi hôi miệng khó chịu.
  • Răng nhạy cảm: Răng có thể trở nên nhạy cảm đối với thức ăn và đồ uống nóng, lạnh hoặc ngọt.
  • Có mủ và lở nướu: Trong những trường hợp nặng, viêm nướu có thể dẫn đến tình trạng nướu có mủ và lở nướu, làm suy giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ tổn thương mô nướu.
bi-viem-nuou-rang-uong-thuoc-gi 2
Viêm nướu răng khiến nướu có màu tím, đỏ sẫm

Viêm nướu răng uống thuốc gì?

Khi bị viêm nướu răng, nhiều người luôn tìm cách để khắc phục tình trạng khó chịu, một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là "Viêm nướu răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?" Dưới đây là những loại thuốc điều trị viêm nướu răng mà mọi người có thể tham khảo:

Thuốc giảm đau

Khi bị viêm nướu răng uống thuốc gì? Loại thuốc bạn có thể dùng để giảm bớt các triệu chứng đau nhức nướu răng là các loại thuốc giảm đau.

  • Acetaminophen (Paracetamol): Đây là lựa chọn hàng đầu của nhiều người để giảm bớt các triệu chứng của viêm nướu răng. Thuốc được điều chế dưới nhiều dạng và hàm lượng khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và hạn chế sử dụng quá mức để tránh tác dụng phụ đối với gan.
  • Ibuprofen: Là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm đau và giảm viêm nhiễm. Không nên sử dụng ibuprofen mà không có sự giám sát của bác sĩ, đặc biệt là đối với những người có các vấn đề sức khỏe như người có tiền sử bệnh hen suyễn, loét dạ dày tá tràng.

Thuốc điều trị viêm nướu răng Corticosteroid

Thuốc chống viêm Corticosteroid có thể được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng để giảm cảm giác khó chịu và sưng nướu. Thuốc giúp kiểm soát sự viêm nhiễm trong vùng nướu bị ảnh hưởng, giảm đau, ngăn ngừa tổn thương tủy răng,... 

Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng được chỉ định bởi nha sĩ. Đặc biệt, không được tự ý sử dụng thuốc Corticosteroid cho trẻ em và trẻ sơ sinh mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

Nước súc miệng chứa chất sát trùng

Ngoài việc quan tâm "Viêm nướu răng uống thuốc gì?" thì bạn cần kết hợp với các loại nước súc miệng. Nước súc miệng chứa các chất sát trùng của để kiểm soát vi khuẩn, ngăn chặn mảng bám, và giữ cho miệng luôn sạch sẽ. Chlorhexidine, một chất sát trùng mạnh mẽ thường xuất hiện trong nước súc miệng, giúp kiểm soát vi khuẩn và giảm viêm nhiễm trong miệng. Cetylpyridinium Chloride, một chất sát trùng khác thường có trong nước súc miệng, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn viêm nướu cũng như hôi miệng. 

Ngoài ra, tinh dầu từ các nguồn tự nhiên như bạc hà, bạch đàn hay cỏ xạ hương cũng thường được thêm vào nước súc miệng vì tính chất kháng khuẩn và kháng nấm, giúp hỗ trợ điều trị viêm nướu và giữ cho hơi thở thơm mát.

bi-viem-nuou-rang-uong-thuoc-gi 3
Nên súc miệng thường xuyên để phòng ngừa viêm nướu răng

Thuốc bôi trị viêm nướu răng

Thuốc bôi trị nướu răng thường được sử dụng để điều trị các vấn đề nướu, như viêm nướu răng và viêm nha chu.

  • Metrogyl (dạng gel): Chứa metronidazole, một loại kháng sinh, để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm nhiễm nướu.
  • Chlorhexidine (dạng dung dịch súc miệng 0,25%): Chlorhexidine là một chất sát trùng mạnh mẽ, giúp kiểm soát vi khuẩn và giảm viêm nhiễm nướu thường được sử dụng như một phần của chế độ chăm sóc nha khoa hàng ngày.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về bệnh viêm nướu răng, đồng thời cũng giải đáp cho câu hỏi "Viêm nướu răng uống thuốc gì?" bằng cách đưa ra những loại thuốc điều trị viêm nướu răng hiệu quả để mọi người tham khảo. Viêm nướu răng không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng nó có thể gây ra những phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Duy trì một thói quen sinh hoạt sạch sẽ và thường xuyên vệ sinh răng miệng sẽ giúp bạn giữ sức khỏe răng miệng tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm