Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biến chứng thường gặp của bệnh mô liên kết

Ngày 02/02/2023
Kích thước chữ

Mô liên kết có vai trò kết nối các cấu trúc trong cơ thể. Khi ai đó bị mắc bệnh mô liên kết có thể khiến các cấu trúc trong cơ thể bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trong xã hội hiện đại, số lượng bệnh nhân bị mắc bệnh mô liên kết có xu hướng gia tăng khi tác nhân gây bệnh ngày càng nhiều hơn. Các dạng bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong bài viết này, Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các biến chứng thường gặp của bệnh mô liên kết.

Bệnh mô liên kết là gì?

Mô liên kết cùng với biểu mô, mô cơ, mô thần kinh là những loại mô cơ bản ở động vật, trong đó có con người. Loại mô này được tìm thấy ở giữa các mô khác trên khắp cơ thể, ngay cả ở hệ thần kinh. Nó được tạo ra từ collagen và elastin. Trong đó, collagen có trong da, gân, dây chằng, sụn, xương, máu, giác mạc. Elastin có trong dây chằng và da. 

Loại mô này có cấu tạo dạng sợi, được phân thành 2 loại chính theo vị trí gồm: Mô liên kết cơ học và mô liên kết dinh dưỡng. Trong đó: 

  • Mô liên kết cơ học nằm ở giữa xương và mô sụn.
  • Mô liên kết dinh dưỡng nằm giữa máu và bạch huyết.

Đây là loại mô có chức năng tạo ra bộ khung cho cơ thể, chức năng đệm hoặc neo giữ toàn bộ các cấu trúc của cơ thể. Khi cơ thể mắc bệnh mô liên kết, collagen và elastin sẽ bị viêm. Các bộ phận cơ thể mà chúng liên kết sẽ bị tổn hại. Điều này có thể dẫn đến nhiều căn bệnh với mức độ nguy hiểm khác nhau. 

mô liên kết 1
Các loại mô liên kết

Nguyên nhân gây bệnh mô liên kết

Theo các nhà khoa học, một số nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này như: 

  • Bệnh nhân phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại trong thời gian dài như hóa chất, ô nhiễm không khí, đất và nước hay khói thuốc lá. 
  • Bệnh nhân phải tiếp xúc nhiều với tia cực tím. 
  • Người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin D, vitamin C. 
  • Người bị nhiễm trùng. 

Ngoài ra, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh nguy hiểm này cũng bao gồm kiểu gen. Sự kết hợp giữa gen di truyền và các tác nhân gây bệnh bên trên sẽ làm tăng khả năng hình thành bệnh.

Biến chứng thường gặp của bệnh mô liên kết 

Hội chứng Ehlers-Danlos (EDS)

Hội chứng EDS là một nhóm bao gồm hơn 10 rối loạn khác nhau. Đặc trưng của những rối loạn này là căng da, mô sẹo bất thường phát triển và khớp quá linh hoạt. Tùy từng dạng rối loạn, triệu chứng bệnh có thể khác nhau. Triệu chứng thường gặp nhất là: 

  • Bệnh nhân bị chảy máu nướu nhiều, mạch máu khá yếu.
  • Bệnh nhân gặp các vấn đề về van tim, phổi.
  • Người bệnh gặp các vấn để về tiêu hóa.
  • Nhiều trường hợp người bệnh bị cong vẹo cột sống.
  • Người bị nặng có thể bị tàn tật. 
mô liên kết 2
Triệu chứng của hội chứng Ehlers-Danlos

Epidermolysis bullosa (EB)

Đây cũng là biến chứng lạ của bệnh mô liên kết. Người mắc chứng bệnh này có làn da cực mỏng manh. Thậm chí ma sát từ quần áo, bị vấp ngã hay những vết sưng nhỏ cũng có thể khiến làn da họ bị phồng rộp hay chảy nước. Hội chứng này liên quan đến bàng quang, đường hô hấp, đường tiêu hóa và có thể phát hiện từ khi mới sinh. 

Hội chứng Marfan

Hội chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến tim, mạch máu, mắt, dây chằng, xương. Những người mắc hội chứng này có xương rất dài nên chiều cao nổi bật hơn hẳn so với những người xung quanh. Hội chứng này gây ra bởi đột biến gen mã hoá glycoprotein fibrillin-1.

Bệnh xương thủy tinh

Bệnh nhân bị xương thủy tinh có khối lượng cơ bắp thấp, khớp và hệ dây chằng lỏng lẻo, khung xương giòn và dễ gãy. Triệu chứng nổi bật của bệnh này gồm:

  • Lòng trắng mắt có màu xám hoặc xanh.
  • Làn da của họ rất mỏng.
  • Cột sống bị cong vẹo.
  • Họ gặp vấn đề về hô hấp.
  • Răng và xương dễ gãy.
  • Thính lực bị mất.
mô liên kết 3
Hình chụp X-quang của bệnh nhân xương thủy tinh

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý về da rất phổ biến và là một biến chứng thường gặp của bệnh mô liên kết. Bệnh này có hai tình trạng viêm da cơ và viêm đa cơ. Triệu chứng bệnh có thể gồm: 

  • Bệnh nhân yếu ớt, mệt mỏi.
  • Tình trạng yếu cơ.
  • Bệnh nhân bị hụt hơi, nhau nuốt khó khăn.
  • Người bệnh có thể bị sốt.
  • Cân nặng giảm do khó ăn uống và cơ thể mệt mỏi.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi màng hoạt dịch bị hệ thống miễn dịch tấn công khiến các khớp bị sưng, nóng, đau và cứng. Ngoài ra khắp cơ thể còn có thể bị viêm. Căn bệnh này có thể khiến khớp bị biến dạng và tổn thương vĩnh viễn. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi do thiếu máu và sốt, ăn không ngon miệng. 

Xơ cứng bì

Xơ cứng bì là các rối loạn khiến làn da bị dày lên tạo cảm giác căng, dẫn đến các mô sẹo và làm tổn thương nội tạng. Triệu chứng của bệnh thường gồm:

  • Trên người bệnh nhân có mảng da cứng và dày hơn bình thường.
  • Các ngón tay và ngón chân có thể bị tê đau hoặc thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc khi tâm trạng tiêu cực. 
  • Một số người bệnh gặp vấn đề về tiêu hóa.
  • Các chức năng tim, phổi, thận có thể bị ảnh hưởng tùy mức độ của bệnh. 
mô liên kết 4
Tay “đổi màu” ở bệnh nhân xơ cứng bì

Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren xảy ra khi các tuyến có chức năng cấp ẩm bị tấn công. Triệu chứng chính của hội chứng này là tình trạng khô mắt, khô miệng. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ bị đau khớp và cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Người mắc hội chứng này sẽ có nguy cơ bị ung thư hạch, bệnh về thận, phổi, mạch máu, tiêu hóa, hệ thần kinh cao hơn những người khác.

Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống gây ra viêm da, viêm khớp hay viêm ở các cơ quan nội tạng. Có thể nhận biết bệnh này qua những đặc trưng như: 

  • Trên má và sống mũi phát ban hình con bướm.
  • Bệnh nhân bị rụng tóc, loét miệng.
  • Bệnh nhân nhạy cảm đặc biệt với ánh sáng mặt trời.
  • Tim và phổi có chất lỏng xung quanh.
  • Bệnh nhân gặp vấn đề thiếu máu, thận, trí nhớ…

Bệnh mô liên kết hỗn hợp

Bệnh mô liên kết hỗn hợp có các triệu chứng đặc trưng của một số bệnh như viêm da cơ địa, xơ cứng bì, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp... Bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Những người bệnh nặng có thể bị đe dọa tính mạng.

Tóm lại, các triệu chứng của bệnh mô liên kết có thể thay đổi ở bệnh nhân này so với bệnh nhân khác một cách đáng kể, đồng thời có sự chồng chéo các biểu hiện lâm sàng giữa một số bệnh tự miễn khác. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Đồng thời, nên tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Hellobacsi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.