Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biến chứng viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?

Ngày 24/07/2022
Kích thước chữ

Viêm tai xương chũm sau viêm tai giữa khá phổ biến trong cộng đồng với tỷ lệ mắc khoảng 8% dân số. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy, viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?

Viêm tai xương chũm là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh lý tai giữa, xảy ra khi vi khuẩn ở tai giữa tấn công qua lớp niêm mạc hòm tai và các thông bào xương chũm. Cá biệt có một số trường hợp độc tố của vi khuẩn quá mạnh hoặc ở người có hệ miễn dịch kém, trẻ suy dinh dưỡng, tình trạng viêm xảy ra trực tiếp ở xương chũm mà không qua tai giữa. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và viêm tai xương chũm có nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng nghiên cứu chi tiết về cấu tạo của xương chũm, phân loại viêm xương chũm và các biến chứng có thể gặp trong nội dung dưới đây.

Tìm hiểu về cấu tạo xương chũm và bệnh viêm tai xương chũm

Xương chũm xương xốp thuộc một bộ phận cấu thành nên tai giữa, chứa nhiều thông bào. Trong đó, thông bào lớn nhất được gọi là sào bào, nơi hòm tai thông với xương chũm. Chính vì thế, vi khuẩn gây viêm tai giữa có thể dễ dàng tấn công lên xương chũm gây ra viêm tai xương chũm.

Biến chứng viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?Hình ảnh cấu tạo của tai

Viêm xương chũm hay viêm tai xương chũm là tình trạng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào và tai giữa. Bệnh gây ra nhiễm trùng ở chỗ lồi ra của xương sọ nằm sau tai gọi là mấu chũm. Nếu kéo dài có thể phá hủy phần xương này, kéo theo mất khả năng nghe. Viêm tai xương chũm là bệnh tai mũi họng khá phổ biến, thậm chí có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Phân loại viêm tai xương chũm mạn tính

Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, triệu chứng, loại viêm xương chũm và cơ địa của người bệnh. Khác với phản ứng xương chũm do mủ ứ đọng trong tai giữa, phản ứng ở xương chũm này chỉ kéo dài 5 - 7 ngày với bệnh tích chủ yếu gồm viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương. Tình trạng này dẫn đến phá hủy dần các vách ngăn giữa các tế bào xương, các ổ mủ tập trung lại thành túi mủ, hoặc chết xương tạo thành xương mục. Đồng thời, mủ chảy ra ngoài ngay dưới da hoặc có thể đổ vào nội sọ gây những biến chứng nguy hiểm. Đây là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, được chia làm 2 dạng gồm: 

Viêm tai xương chũm cấp tính

Tình trạng này thường xuất hiện sau viêm tai giữa cấp trước đó khoảng 3 tuần với các triệu chứng sốt, đau tai, nghe kém có dấu hiệu giảm nhưng đột nhiên lại sốt cao trở lại. Ngoài ra, có thể xuất hiện phản ứng màng não như mê sảng, co giật. Một số biểu hiện phổ biến khác như đau sâu trong tai, đau theo nhịp mạch đập và đau phần xương chũm phía sau tai. Khi dùng tay ấn bề mặt của xương chũm thấy đau rõ rệt. Bên cạnh đó, mủ tai chảy nhiều hơn, kèm theo mùi hôi thối. Người bệnh sẽ thấy ù tai, chóng mặt, khả năng nghe giảm đi đáng kể. 

Biến chứng viêm tai xương chũm có nguy hiểm không? 1 Chảy mủ là dấu hiệu điển hình của viêm tai xương chũm

Một số trường hợp nặng hơn, mủ phá vỡ các lớp bảo vệ và chảy ra bên ngoài tai gây ra viêm tai xương chũm xuất ngoại với triệu chứng sưng phồng ở trước nắp bình tai, sau tai, đồng thời vành tai bị đẩy ra phía trước, mất nếp sau tai… Đặc biệt, mủ chảy xuống vùng cổ khiến vùng cổ sưng tấy, người bệnh có thể gặp khó khăn khi quay cổ.

Khi thực hiện các xét nghiệm máu sẽ thấy bạch cầu đa nhân trung tính trong máu tăng cao, chụp xquang cho hình ảnh các vách ngăn tế bào xương chũm bị phá hủy, toàn bộ xương chũm mờ.

Viêm tai xương chũm mạn tính

Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không? Thông thường, bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu tiến triển thành mạn tính. Viêm tai xương chũm được coi là mạn tính khi quá trình chảy mủ tai kéo dài trên 3 tháng. Triệu chứng không có nhiều khác biệt với viêm tai xương chũm cấp tính như đau đầu âm ỉ liên tục, đau nặng đầu phía bên tai bệnh. Đặc biệt, mủ chảy từ thai thường có mùi thối rất nồng và khó chịu, đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo viêm tai có chứa cholesteatoma nguy hiểm. 

Khi nội soi tai sẽ thấy tai có lỗ thủng rất lớn, sát xương, bờ lỗ thủng nham nhở và đáy bẩn, khả năng nghe giảm tùy theo mức độ bệnh.

Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?

Có thể thấy, viêm tai xương chũm dù cấp tính hay mạn tính đều sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh và sức khỏe người bệnh như viêm màng não, áp xe não, liệt dây thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, áp-xe cổ… Đây cũng chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do bệnh lý tai mũi họng.

Biến chứng viêm tai xương chũm có nguy hiểm không? 3 Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người

Trong đó, tình trạng viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là nguy hiểm nhất. Đây chính là đợt cấp của viêm xương chũm mạn tính nhưng có cholesteatoma chứa đựng nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng rất cao. Cholesteatoma rất đáng sợ bởi khả năng ăn mòn xương. Nó cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây biến chứng nội sọ. Viêm tai xương chũm thường gặp ở những người có thể trạng yếu, người có bệnh lý nền như tiểu đường, HIV/AIDS, bệnh cấp tính như quai bị, sốt xuất huyết…

Như vậy, viêm tai xương chũm có nguy hiểm không chắc chắn chúng ta đều hiểu rõ. Vì vậy, việc quan trọng nhất để giảm các biến chứng do bệnh gây ra chính là phát hiện sớm và điều trị đúng. Bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng, người bệnh cần đến chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ khám và chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chụp X-quang và nội soi tai cần thiết. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng bệnh và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Các phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay gồm điều trị nội khoa bằng kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt nhằm giảm triệu chứng bệnh và phẫu thuật chữa viêm tai xương chũm hoặc biến chứng kết hợp điều trị nội khoa sau phẫu thuật. Người bệnh cần lưu ý tuân thủ phác đồ điều trị, không tự ý dừng thuốc giữa chừng khi đã bị viêm.

Trên đây là những giải đáp chi tiết của Nhà Thuốc Long Châu về câu hỏi: "Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?". Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh viêm tai xương chũm và có cách xử trí an toàn nhất khi không may mắc bệnh.

An An

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin