Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm tai giữa cấp và những điều cần biết

Ngày 29/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm tai giữa cấp là do tình trạng nhiễm trùng ở tai và đặc biệt khá nghiêm trọng vì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nghe sau này. Hãy cùng bài viết bên dưới tìm hiểu những kiến thức về viêm tai giữa cấp.

Viêm tai giữa cấp là chứng bệnh phổ biến có thể xảy ra ở nhiều đối tượng do sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus vào tai giữa. Vì vậy bạn cần bổ sung ngay những kiến thức về viêm tai giữa cấp để có biện pháp xử lý kịp thời.

Viêm tai giữa cấp là gì?

Viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm, nhiễm trùng tai ở vùng giữa hay cụ thể là một khu vực ở phía sau màng nhĩ. Viêm tai giữa cấp kéo dài sẽ gây sốt, sưng, có mủ và xuất hiện hiện tượng chảy dịch.

Viêm tai giữa cấp và những điều cần biết 1 Viêm tai giữa cấp là gì?

Viêm tai giữa cấp tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 36 tháng tuổi đặc biệt dễ mắc loại bệnh lý này hơn do cấu trúc và chức năng của tai vẫn chưa hoàn toàn phát tiển so với người trưởng thành.

Nguyên nhân bị viêm tai giữa cấp

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm tai giữa cấp là do các loại virus như Influenzae, virus hợp bào hô hấp, virus Parainfluenzae,... hay do một số vi trùng như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus, vi khuẩn kị khí,... Ngoài ra, vẫn có một số trường hợp mắc bệnh viêm tai giữa cấp do β Liên cầu tan huyết nhóm A và S.aureus.

Tình trạng nhiễm trùng do virus, vi khuẩn giữa tai gây ra thường xuất hiện do bị cảm cúm, ho gà, bệnh đường hô hấp trên hay sởi. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng có chứa vi khuẩn gây bệnh cũng tăng nguy cơ mắc phải chứng viêm tai giữa cấp tình này. Trong một số ca giải phẫu sẽ có những trường hợp xảy ra hiện tượng bất thường ngoài ý muốn khiến tai bị ứ dịch và dẫn đến xung huyết, nhiễm trùng.

Triệu chứng viêm tai giữa cấp

Những triệu chứng khởi phát của bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em và người lớn có sự khác biệt đôi chút. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu điển hình chung như:

  • Cảm thấy đau tai, có dịch chảy ra từ tai và khả năng nghe, phản ứng với âm thanh rất kém.
  • Đối với trẻ em sẽ kèm theo ăn/bú kém, khóc quấy nhiều, khó ngủ. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy.
  • Nội soi sẽ thấy sự sưng lên của màng nhĩ, hình thái cấu trúc bình thường sẽ mất đi cùng hiện tượng mất nón sáng.
  • Xuất hiện triệu chứng sốt và đau đầu nghiêm trọng. Đôi lúc sẽ bị chóng mặt do sự nhiễm trùng lan rộng vào mê nhĩ hoặc nội sọ.

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa cấp

Bệnh viêm tai giữa cấp sẽ không để lại các chiến chứng nghiêm trọng hay lâu dài nếu được chữa trị kịp thời và dứt điểm. Nếu kéo dài tình trạng, bệnh có thể gây các ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, học tập và những hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người mắc phải. 

Đến một thời gian nhất định, khi tình trạng nhiễm trùng có những dấu hiệu trở nặng và xuất hiện mủ làm tổn thương đến màng nhĩ, bệnh sẽ trở nên cực kì khó điều trị. Nhiều trường hợp đã mất hoàn toàn khả năng nghe khi không được áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp và để lại hậu quả khó lường.

Viêm tai giữa cấp và những điều cần biết 2 Trẻ em mắc bệnh viêm tai giữa cấp có thể làm chậm phát triển kỹ năng giao tiếp.

Với đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ trong giai đoạn từ 1 - 5 tuổi nếu bị mắc phải viêm tai giữa cấp không được điều trị kịp thời sẽ gây khả năng chậm phát triển và đặc biệt là kỹ năng nói. Bé bị giảm khả năng nghe đã đồng thời kéo theo kỹ năng nói, giao tiếp với xã hội bị hạn chế so với bạn bè cùng trang lứa khác.

Bệnh viêm tai giữa cấp trong giai đoạn nghiêm trọng còn có khả năng gây nên các bệnh lý khác như viêm não, viêm màng não hoặc viêm xương chũm nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời. Sự viêm nhiễm còn có thể lây sang các mô bên trong hộp sọ và đưa tính mạng của bạn vào tình huống nguy kịch trong thời gian ngắn.

Cách phòng ngừa viêm tai giữa cấp hiệu quả

Để bản thân cũng như người nhà mắc phải bệnh viêm tai giữa cấp và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bạn có thể bổ sung kiến thức để chủ động phòng ngừa căn bệnh này. 

Viêm tai giữa cấp và những điều cần biết 3 Chủ động phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cấp một cách hiệu quả.

Một số cách phòng ngừa viêm tai giữa cấp hiệu quả có thể kể đến như:

  • Vệ sinh tay thường xuyên để tránh vi khuẩn tiếp xúc đến tai.
  • Giữ vệ sinh cho tai sạch sẽ và vệ sinh thật nhẹ nhàng, tránh các hành động chà xát mạnh gây tổn thương các niêm mạc của tai. 
  • Tuyệt đối không sử dụng các vật sắc nhọn để làm vệ sinh cho tai vì rất dễ tạo các vết xước khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây tình trạng viêm nhiễm.
  • Khi tắm gội hoặc đi bơi hạn chế để nước vào tai hết sức có thể.
  • Ngay khi phát hiện dấu hiệu của các bệnh lý về tai - mũi - họng cần thăm khám ngay để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.
  • Đối với trẻ em, bạn có thể cho các bé đi tiêm phòng đủ mũi và đúng thời gian quy định.

>>> Klacid - Cốm pha hỗn dịch dành cho trẻ em điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm tai giữa cấp, viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phế quản, viêm phổi,... Xem ngay!

Viêm tai giữa cấp là loại bệnh không quá nghiêm trọng ở thời kỳ đầu phát bệnh. Tuy nhiên cần được thăm khám, chữa trị đúng cách và đặc biệt là có những phương pháp chăm sóc cơ thể hợp lý. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để điều trị bạn nhé!

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm