Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biểu hiện bị rận mu như thế nào?

Ngày 22/10/2022
Kích thước chữ

Dù không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng rận mu có thể lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Người bệnh cần tìm hiểu những biểu hiện bị rận mu để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Hiện nay, tỷ lệ số mắc bệnh rận mu đang có xu hướng gia tăng, lý do là vì người bệnh hay e ngại mà không đi thăm khám sớm. Rận mu gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu và có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những biểu hiệu bị rận mu để bạn đọc tham khảo.

Bệnh rận mu là gì?

Rận mu là một loài ký sinh còn được biết đến với tên gọi như rận cua, rận bẹn, chấy cua,... Chúng có kích thước nhỏ, do đó mà có thể xâm nhập vào bộ phận sinh dục của người bệnh. Rận mu chuyên đi hút máu, chất dinh dưỡng tại vật chủ nên gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Rận mu sống và sinh sản chủ yếu tại vùng lông mu ở nam và nữ, kể cả lông mày, lông mi hay lông nách... Chúng có khả năng lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục nhanh. Ngoài ra, những người bị bệnh lây qua đường tình dục thường sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Rận mu sống và sinh sản chủ yếu tại vùng lông mu ở nam và nữ

Phân của rận mu có màu đen hoặc nâu, dạng hạt nhỏ như bột, có thể nhìn thấy trên áo quần của bệnh nhân. Trứng rận có màu trắng, kích thước khoảng từ 0,8mm, bám rất chặt ở lông mu gần da để lấy nhiệt độ cho việc nở, trứng rận khó tách ra khỏi lông.

Tuổi thọ trung bình của rận thường là 30 ngày, rận mu thụ tinh và bắt đầu đẻ trứng trong vòng 24 giờ, chúng đẻ khoảng 3 lần mỗi ngày và mỗi lần khoảng 50 trứng. Trứng rận nở sau 7 ngày, như vậy, bệnh nhân bị nhiễm rận mu sẽ có hàng trăm con rận mu sinh sôi chỉ trong vài tuần.

Những biểu hiện bị rận mu ở người bệnh

Khi bị rận mu ký sinh cơ thể người bệnh có thể xuất hiện một vài biểu hiện bị rận mu cắn như sau:

  • Ngứa ngáy vùng kín: Đây là triệu chứng đầu tiên khi bị bệnh rận mu. Rận mu tiết ra chất dịch làm kích ứng da, khiến người bệnh bị ngứa ngáy dữ dội, phải gãy mạnh, chà sát từ đó dễ dẫn đến tình trạng lở loét da.
  • Trầy xước da: Rận mu thường cắn vào da để hút máu, khiến người bệnh bị trầy xước, tại vị trí bị cắn sẽ có màu tím xanh.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt, thiếu máu: Rận mu đào hang sâu vào trong da người bệnh để hút máu, gây khó chịu và sẽ rất khó phát hiện. Lâu ngày, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt, huyết áp thay đổi và gặp tình trạng thiếu máu.
  • Trứng rận ở lông mu: Rận trưởng thành sẽ đẻ trứng ở trên những sợi lông. Khi quan sát kỹ thì người bệnh sẽ thấy trứng rận màu trắng bám trên lông mu.
Biểu hiện bị rận mu như thế nào 2 Trường hợp rận mu ở mí mắt sẽ thấy lông mi có vảy trắng bám dính

Rận mu lây lan như thế nào?

Vòng đời của rận mu có 3 giai đoạn: Trứng, thiếu trùng và rận trưởng thành. Thời gian trứng phát triển đến rận trưởng thành mất khoảng 2 tuần. Trứng rận dính chặt vào lông và có màu trắng. Giai đoạn thiếu trùng sẽ có hình dạng giống rận trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn. Đối với rận mu trưởng thành có thể hút máu người bệnh vài lần một ngày. Rận mu sẽ chết trong sau vài ngày nếu như nó không được tiếp xúc với cơ thể người.

Rận mu lây qua đường gì? Rận mu có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục hoặc qua sinh hoạt tiếp xúc thân mật. Rận mu còn bám trên chăn, ga, gối, đệm, quần áo nên sẽ dễ lây qua cho những người xung quanh. Do đó, rận mu không chỉ sống ở người lớn, mà chúng còn lây lan đến ở trẻ em.

Thuốc trị rận mu hiệu quả hiện nay

Hiện nay, bệnh rận mu có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để điều trị. Hay có thể đến các trung tâm chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc điều trị hiệu quả, cụ thể như:

Điều trị rận mu tại nhà

Điều trị bằng lá xoan: Người bệnh sau khi cạo sạch lông, dùng lá xoan giã nát đắp vào vị trí bị rận mu, khoảng sau 15 phút thì rửa sạch với xà phòng, phương pháp này sẽ khiến rận mu không thể phát triển và bị đào thải từ từ.

Điều trị bằng hạt Thàn mát: Người bệnh có thể kết hợp hạt Thàn mát với Bách bộ, rễ Duốc cá sau đó giã rồi xoa lên vị trí bị rận mu, hỗn hợp này giúp tiêu diệt rận và hỗ trợ vết thương nhanh lành.

Biểu hiện bị rận mu như thế nào 3 Lá xoan là phương pháp dân gian trị rận mu được nhiều người áp dụng

Điều trị bằng thuốc đặc trị

Người bệnh có thể tham khảo thêm các loại thuốc điều trị rận sau đây:

  • Malathion: Kem thoa ngoài da công dụng loại bỏ rận mu, thuốc có thể lưu lại trong 8 - 12 giờ.
  • Ivermectin: Thuốc điều trị rận mu dưới dạng uống đang được sử dụng nhiều hiện nay.
  • Lindane: Thuốc điều trị rận mu với tác dụng mạnh, người bệnh bôi thuốc lên vùng bị rận khoảng 4 - 5 phút sau đó đi rửa sạch. Tuy nhiên, không được sử dụng thuốc này đối với trẻ sơ sinh, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai.

Trên đây, là một vài thông về biểu hiện bị rận mu mà người bệnh cần nắm. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị rận mu tuy nhiên người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp nhất.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Rận muVùng kín