Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi đột nhiên có cảm giác ngứa ngáy liên tục và xuất hiện nhiều nốt xanh ở vùng da có lông thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh rận mu. Loại côn trùng ký sinh này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em. Vậy rận mu lây qua đường gì?
Rận mu là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, do loại côn trùng hút máu có tên Pthirus pubis gây ra. Người bệnh khi mới mắc rận mu thường chủ quan và hay nhầm lẫn với các bệnh ngoài da thông thường khác. Vậy rận mu lây qua đường gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết của nhà thuốc Long Châu dưới đây.
Rận mu hay còn được gọi là rận cua, rận bẹn… ký sinh chủ yếu ở vùng mu và bộ phận sinh dục của người bệnh. Ngoài ra, rận mu còn có thể sinh sôi tại các vùng lông trên cơ thể như lông mày, lông mi, lông nách, râu, ria mép, vùng lông quanh hậu môn. Đây là căn bệnh có thể xuất hiện ở đối tượng nào, đặc biệt là người trưởng thành và thường xuyên quan hệ tình dục.
Triệu chứng thường gặp của bệnh rận mu là ngứa ngáy vùng kín, ngứa da đầu, ngứa mi mắt, thậm chí là sung huyết mi và viêm kết mạc.
Chẩn đoán người bệnh mắc rận mu khi tìm thấy trứng hoặc rận bò ở trên lông. Trứng rận và rận mu thường bám vào chân tóc, chân lông và rận không bò nhanh như chấy ở trên đầu.
Rận mu trưởng thành và phát triển qua 3 giai đoạn: Trứng, nhộng và trưởng thành.
Nhiều người bệnh thắc mắc rận mu lây qua đường gì? Theo các chuyên gia, rận mu lây lan chủ yếu qua những con đường sau:
Một số quan niệm sai lầm khá phổ biến đó là rận mu dễ lây lan khi ngồi trên bệ toilet. Điều này rất hiếm gặp bởi chúng không thể sống sót qua lâu khi ra khỏi cơ thể của vật chủ và chúng không thể bám hoặc di chuyển được trên bề mặt nhẵn như bệ ngồi toilet.
Hướng dẫn điều trị rận mu và trứng rận trên cơ thể người bệnh như sau: Nếu chỉ có rận và trứng rận còn sống, bạn có thể loại bỏ bằng móng tay hoặc dùng nhíp nhỏ gắp trứng ra khỏi lông mi hay cắt tỉa lông. Nếu cần điều trị bổ sung, sử dụng thuốc mỡ kháng sinh và kháng viêm theo đơn.
Điều trị chung bằng thuốc: Nên rửa khu vực bị nhiễm trùng và lau khô bằng khăn mềm. Người bệnh nên thấm kỹ lông mu, các khu vực nhiễm trùng bằng thuốc trị rận. Để thuốc trên lông trong thời gian theo quy định trong hướng dẫn. Sau khi hết thời gian khuyến cáo thì loại bỏ thuốc theo hướng dẫn một cách cẩn thận trên nhãn.
Một số thuốc kê đơn trị rận:
Khi sử dụng các thuốc này, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Để tiêu diệt rận và trứng rận còn sót lại trên quần áo, khăn tắm, ga giường, chăn màn,... bạn cần giặt sạch và làm khô bằng máy những đồ dùng mà người bệnh đã sử dụng trong 2 - 3 ngày trước khi điều trị. Nên sử dụng nước nóng và chu trình sấy nóng khi giặt đồ, những đồ không giặt được có thể cất vào túi ni lông buộc kín trong vòng 2 tuần hoặc giặt khô. Mọi người không nên quan hệ tình dục với người đang bị bệnh hay đang trong giai đoạn điều trị bệnh.
Trên đây những thông tin giúp trả lời cho câu hỏi rận mu lây qua đường gì cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào cho hiểu quả. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc đặc trị rận mu tuy nhiên người bệnh cần đi khám sớm khi phát hiện những triệu chứng để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.