Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Biểu hiện, biến chứng và các giai đoạn của suy gan

Ngày 27/04/2024
Kích thước chữ

Suy gan là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các vấn đề xoay quanh chủ đề này.

Suy gan có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ viêm gan virus đến tiêu thụ rượu và các tác nhân độc hại khác. Để hiểu rõ hơn về tình trạng nguy hiểm này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Suy gan là gì?

Suy gan là tình trạng mà gan giảm khả năng thực hiện các chức năng bình thường của mình, xảy ra khi một phần lớn tổ chức gan bị tổn thương và không thể hoạt động. Đây thường là giai đoạn cuối của nhiều bệnh liên quan đến gan, khi phần lớn cơ quan này đã bị hỏng và không thể phục hồi. Ngoài ra, suy gan cũng có thể là kết quả của ngộ độc thuốc hoặc các nguyên nhân khác.

Biểu hiện, biến chứng và các giai đoạn của suy gan 1
Suy gan khiến gan giảm đi các chức năng bình thường

Cụ thể, gan đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm loại bỏ các chất độc hại, chống nhiễm trùng, sản xuất protein để đông máu và sản xuất mật để tiêu hóa thức ăn.

Tuy nhiên, nếu gan bị nhiễm virus hoặc chất độc hại, nó có thể bị tổn thương và dẫn đến suy gan, từ đó dẫn đến việc ngừng hoạt động hoặc giảm hoạt động trong thời gian dài.

Nguyên nhân thường gặp nhất của suy gan

Suy gan cấp tính và mạn tính có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây suy gan cấp tính:

  • Nhiễm virus viêm gan A, B hoặc C;
  • Sử dụng acetaminophen (tylenol) quá liều;
  • Phản ứng với thuốc theo toa như thuốc kháng sinh, NSAID hoặc thuốc chống động kinh;
  • Phản ứng với các chất bổ sung thảo dược như ma hoàng, hoàng cầm và kava;
  • Bệnh Wilson;
  • Tình trạng tự miễn, ví dụ như viêm gan tự miễn;
  • Bệnh ảnh hưởng đến các tĩnh mạch gan, ví dụ như hội chứng Budd-Chiari;
  • Tiếp xúc với chất độc như hóa chất công nghiệp hoặc nấm độc hoang dã;
  • Bệnh này cũng có thể do di truyền, khi một gen bất thường được di truyền từ cha hoặc mẹ.

Nguyên nhân gây suy gan mạn tính bao gồm:

  • Viêm gan B mạn tính hoặc nhiễm viêm gan C;
  • Viêm gan tự miễn;
  • Các bệnh ảnh hưởng đến đường mật, như viêm đường mật;
  • Đôi khi bệnh này có thể xảy ra mà không có nguyên nhân cụ thể được xác định.

Triệu chứng của suy gan

Tiếp theo bài viết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các triệu chứng của căn bệnh này nhé, nếu bạn nhận thấy mình có những triệu chứng sau, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhé.

Triệu chứng của suy gan cấp tính

Suy gan cấp tính thường xuất hiện một cách đột ngột ở những người không có triệu chứng trước đó, đây là tình trạng cấp bách và cần được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Vàng da và mắt;
  • Thay đổi ý thức (cảm thấy bối rối hoặc mất phương hướng);
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Rối loạn đông máu;
  • Cảm giác không thoải mái;
  • Mệt mỏi hoặc buồn ngủ;
  • Đau bụng hoặc sưng bụng.
Biểu hiện, biến chứng và các giai đoạn của suy gan 2
Buồn nôn là triệu chứng của suy gan cấp tính

Triệu chứng của suy gan mạn tính

Ban đầu, bệnh này có thể không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra một số triệu chứng như:

  • Cảm giác mệt mỏi;
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu nhẹ.

Khi suy gan mạn tính tiến triển, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Vàng da và mắt;
  • Xuất huyết dưới da;
  • Thay đổi ý thức (cảm thấy bối rối hoặc mất phương hướng);
  • Cổ trướng và phù nề (tích nước trong bụng, cánh tay hoặc chân);
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Ngứa da nghiêm trọng.

Biến chứng suy gan

Đây là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng với những biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Phù não: Đây là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh, khi chất lỏng không chỉ tích tụ ở bụng mà còn có thể tích tụ trong não, gây ra phù não và tăng huyết áp.
  • Rối loạn đông máu: Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, do đó, khi gan bị tổn thương, rối loạn đông máu mất kiểm soát là rất cao.
  • Nhiễm trùng: Suy gan giai đoạn cuối thường gây ra viêm phổi và nhiễm trùng tiểu.
  • Suy thận: Bệnh này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thận, dẫn đến tình trạng suy thận.
  • Khả năng lây: Đây không phải là một bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân gây ra có thể là do viêm gan virus A và E, có khả năng lây qua đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm và nước uống.
Biểu hiện, biến chứng và các giai đoạn của suy gan 3
Rối loạn đông máu là một trong các biến chứng của suy gan

Trong khi đó, viêm gan virus B và C được lây truyền qua máu hoặc qua quan hệ tình dục, không lây qua đường tiêu hóa. Các virus này có khả năng lây lan qua máu, tinh dịch, thức ăn hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Các giai đoạn của suy gan

  • Giai đoạn 1 - Viêm: Đây là giai đoạn đầu tiên, gan bị viêm và có thể hoạt động yếu hơn bình thường mà không có triệu chứng rõ rệt.
  • Giai đoạn 2 - Xơ hóa: Nếu tình trạng viêm không được điều trị sẽ để lại sẹo. Khi sẹo tích tụ trong gan, sự lưu thông máu sẽ bị cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác. Gan vẫn có khả năng hồi phục ở giai đoạn này nếu được điều trị kịp thời.
  • Giai đoạn 3 - Xơ gan: Mô sẹo tiếp tục phát triển và thay thế các mô gan khỏe mạnh. Người bệnh bắt đầu cảm nhận các triệu chứng bất thường do hoạt động gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Giai đoạn 4 - Giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này, ghép gan trở thành phương pháp duy nhất để chữa trị bệnh, nếu không, nguy cơ tử vong sẽ rất cao do chức năng gan suy giảm mạnh. Lúc này, một loạt các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời bao gồm chảy máu trong, tổn thương thận và các vấn đề về phổi.
Biểu hiện, biến chứng và các giai đoạn của suy gan 4
Suy gan có 4 giai đoạn

Phòng ngừa suy gan

Để phòng ngừa suy gan hiệu quả, hãy tập trung ngăn chặn các nguyên nhân cơ bản. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích:

  • Theo dõi và điều trị viêm gan virus B khi có chỉ định từ bác sĩ. Ngăn ngừa nhiễm viêm gan virus C bằng cách thực hiện các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục, tránh sử dụng chung các dụng cụ tiêm hoặc xăm mình.
  • Trong trường hợp bị mắc viêm gan virus C, cần liên hệ với bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời và tránh gây tổn thương nghiêm trọng cho gan.
  • Ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) bằng cách điều trị các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường và béo phì.
  • Sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng cho gan theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng để tránh gây ra các vấn đề không mong muốn, đặc biệt là suy gan cấp tính.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho gan bằng cách bao gồm các thực phẩm như yến mạch, trà xanh, tỏi, quả mọng, bưởi và cà phê.
  • Thực hiện thói quen tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp để tăng cường sức mạnh cho gan và sức khỏe tổng thể.
  • Hạn chế uống rượu và bia, đặc biệt là đối với những người có các vấn đề liên quan đến gan. Mặc dù uống rượu ở mức độ vừa phải không thường gây suy gan, nhưng việc hạn chế hoàn toàn sẽ giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của gan.

Bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp các vấn đề liên quan đến suy gan, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình trạng này rồi đúng không nào? Hãy thường xuyên tập thể dục đều đặn và ăn uống khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Bệnh ganSuy gan