Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các giai đoạn phát triển ung thư lưỡi có thể chia thành: Giai đoạn khối u, giai đoạn hạch bạch huyết, giai đoạn di căn và giai đoạn cuối. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết từng giai đoạn thông qua bài viết dưới đây.
Trong quá trình phát triển của bệnh ung thư lưỡi, mỗi giai đoạn đều có những diễn biến khác nhau mà bạn không nên bỏ qua. Việc nắm bắt các biểu hiện và mức độ nguy hiểm của các giai đoạn phát triển ung thư lưỡi sẽ giúp bạn đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.
Trong các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư lưỡi, giai đoạn sớm được xác định dựa trên kích thước của khối u và có thể được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn.
Ban đầu, khối u xuất hiện trong các mô lưỡi và có kích thước khoảng 2 cm. Sau đó, nó dần lớn lên đạt kích thước từ 2 - 4 cm và nếu để lâu, khối u có thể phát triển vượt quá 4 cm.
Ở thời kỳ cuối của giai đoạn khối u trong quá trình phát triển của bệnh ung thư lưỡi, khối u có thể lan rộng sang các mô xoang, da, cơ hàm trên, hàm sau và thậm chí xâm lấn đến cả hộp sọ.
Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, cảm giác này rất khó chịu nhưng nhanh chóng qua đi.
Ngoài ra, trên lưỡi xuất hiện một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương dạng vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương ở lưỡi chắc, rắn và không mềm mại như bình thường. Khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay từ đầu, thường gặp là hạch dưới cằm và dưới hàm.
Ở giai đoạn sớm, gần như tất cả các triệu chứng đều dễ bị bỏ qua do dấu hiệu không rõ ràng.
Sau giai đoạn khối u, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn hạch bạch huyết. Ban đầu, chưa có tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết, nhưng sau một thời gian tế bào ung thư lưỡi bắt đầu xuất hiện trong một hạch bạch huyết cùng phía với khối u.
Sự phát triển của bệnh ung thư lưỡi ở giai đoạn này xoay quanh sự tiến triển của tế bào ung thư. Ban đầu, tế bào ung thư không lan sang các phần khác của cơ thể. Tuy nhiên, sau một thời gian, các tế bào ung thư bắt đầu lan đến nhiều bộ phận khác, tiêu biểu là phổi.
Ở giai đoạn này, các triệu chứng rõ ràng hơn và ít khi bị bỏ qua. Tình trạng loét ở lưỡi có thể trở nên sâu và lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, bội nhiễm, có mùi hôi, dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng. Các tổn thương u, cục thường gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi xuất hiện ở mặt dưới, mặt trên, hoặc ở đầu lưỡi.
Ngoài ra, các triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh đã vào giai đoạn cuối bao gồm:
Ở giai đoạn này trong quá trình phát triển của bệnh ung thư lưỡi, tế bào ung thư ban đầu không lan sang các vùng khác của cơ thể, chỉ xuất hiện trong các mô của lưỡi. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, bệnh bắt đầu phát triển sâu vào lớp mô của lưỡi và các tế bào bên trong. Kích thước khối u chỉ khoảng 2 cm và không lan sang các cơ quan lân cận, các mô hay các hạch bạch huyết.
Bệnh ung thư lưỡi là một bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các biến chứng của ung thư lưỡi có thể bao gồm:
Tuy nhiên, cũng như các loại ung thư khác, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.
Như vậy, các tế bào ung thư lưỡi có thể lan rộng đến các bộ phận khác như miệng, cổ và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Sự lan truyền này phụ thuộc vào thời gian và tình trạng sức khỏe của từng người và các khối u có thể phát triển với kích thước khác nhau. Để đánh giá và điều trị khối u ung thư lưỡi một cách chính xác, quan trọng là đi khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...