Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tình trạng cắn lưỡi khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 26/07/2024
Kích thước chữ

Tình trạng cắn lưỡi khi ngủ là một tật xấu nhiều người gặp phải. Điều này không chỉ có khả năng gây ra những nguy hiểm đối với cơ thể vì lưỡi là một bộ phận nhạy cảm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều áp lực đến từ công việc, gia đình và cuộc sống xung quanh. Do đó, việc bổ sung năng lượng bằng những giấc ngủ ngon là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người có thể mắc phải hiện tượng vô thức cắn lưỡi khi ngủ, khiến cho họ khó có được giấc ngủ ngon, dẫn đến cơ thể và tinh thần dần dần trở nên kiệt quệ. Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này? Mời các bạn tham khảo bài viết sau để tìm hiểu thêm nhé!

Vì sao bị cắn lưỡi khi ngủ?

Khi cơ thể đang chìm vào giấc ngủ, việc không thể khống chế hành vi khi ngủ khiến cơ thể có thể chuyển động không kiểm soát, khiến bạn vô tình cắn lưỡi. Lưỡi là một bộ phận dễ tổn thương, khi lực cắn đủ mạnh có thể gây chảy máu và co cứng vùng khoang miệng, mất máu quá nhiều có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm hơn. Việc cắn lưỡi khi ngủ cũng có thể là do các vấn đề về răng hàm mặt như răng mọc lệch, răng thưa, lệch khớp cắn,… dẫn đến việc hàm trên và hàm dưới của bạn không đóng lại đúng cách, tạo ra khoảng trống trong khoang miệng khiến bạn vô tình cắn lưỡi khi ngủ gây chảy máu. 

Tình trạng cắn lưỡi khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục 1
Cắn lưỡi khi ngủ có thể là do các vấn đề về răng hàm mặt

Tình trạng nghiến răng khi ngủ và niềng răng cũng dẫn đến việc bạn có thể vô thức cắn lưỡi. Ngoài ra, hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng là nguyên do của việc cắn lưỡi khi ngủ, lưỡi có thể trượt vào giữa các hàm răng và bạn có thể tự cắn lưỡi khi bị khó thở. Một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng cắn lưỡi là stress và mệt mỏi, thường thấy ở phụ nữ đang mang thai và đang trong giai đoạn nội tiết tố thay đổi khiến cho tâm trạng trở nên nhạy cảm hơn. Việc cắn lưỡi trong giấc ngủ có thể xảy ra nhiều lần trong một đêm, khiến cho chất lượng giấc ngủ của bạn đi xuống.

Những căn bệnh liên quan đến hiện tượng cắn lưỡi

Việc thường xuyên cắn lưỡi khi ngủ có thể là biểu hiện của một trong những căn bệnh sau đây:

  • Đột quỵ: Việc lưỡi trở nên kém linh hoạt và dễ bị cắn trúng có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh của bạn đang bị tổn thương. Nếu bạn thức dậy trong tình trạng đau đầu và khó đi lại, khó giao tiếp thì bạn nên đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra.
  • Chứng nhồi máu não lỗ huyết: Đây là một dạng khác của bệnh đột quỵ, khi cơ miệng và lưỡi của bạn không còn linh hoạt do vùng não bị nhồi máu khiến dây thần kinh bị ép và không thể điều khiển lưỡi bình thường.
  • Ung thư lưỡi: Trạng thái cắn lưỡi khi ngủ kéo dài kèm theo các tình trạng như cổ nổi hạch, chảy máu miệng và gặp khó khăn khi giao tiếp. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư, thường gặp ở những người trên 50 tuổi thường xuyên hút thuốc lá hoặc người bị HPV.
  • Các bệnh lý về răng miệng: Nguyên do của việc cắn lưỡi có thể là các bệnh lý về răng miệng như viêm miệng, sưng nướu,... Làm giảm khả năng nhai nuốt bình thường, từ đó gây ra tình trạng lệch khớp cắn dẫn đến bị cắn lưỡi thường xuyên.
Tình trạng cắn lưỡi khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục 2
Nguyên do của việc cắn lưỡi có thể là các bệnh lý về răng miệng như viêm miệng, sưng nướu,... 

Cách khắc phục tình trạng cắn lưỡi khi ngủ

Để khắc phục tình trạng cắn lưỡi khi ngủ, bạn nên áp dụng một số phương pháp như sau:

  • Việc cắn lưỡi khi ngủ phần lớn là do các vấn đề về khớp cắn, lệch hàm, bạn nên thăm khám định kỳ với chuyên gia răng hàm mặt ít nhất 2 lần một năm hoặc hơn nếu bạn có nhiều vấn đề răng miệng dẫn đến thường xuyên bị cắn phải lưỡi. Các vấn đề như răng quá sắc nhọn hay răng bị nứt vỡ để lại các cạnh sắc khiến bạn dễ bị thương do vô thức cắn lưỡi khi ngủ nên được tham khảo và tư vấn bởi các chuyên gia để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Đặc biệt, bạn nên thăm khám thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có vết thương do cắn lưỡi, dù đã xử lý nhưng có xu hướng chuyển biến xấu, mùi lạ và dẫn đến sốt cao để phòng tránh những rủi ro không đáng có.
  • Sử dụng các dụng cụ bảo vệ răng miệng trong khi ngủ cũng giúp tránh tình trạng cắn lưỡi, tuy nhiên phương pháp này có thể không có nhiều tác dụng do bạn có thể vô tình dịch chuyển dụng cụ trong lúc ngủ. Bạn cũng nên sử dụng các dụng cụ này khi chơi các môn thể thao có nguy cơ va đập ở vùng miệng như boxing, võ đối kháng,... để phòng tránh những rủi ro không đáng có như chấn thương.
  • Việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng giúp bạn có những giấc ngủ ngon và sâu hơn, hạn chế tình trạng cắn lưỡi khi ngủ.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và hạn chế tiêu thụ chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… để vết thương do cắn lưỡi mau lành hơn.
Tình trạng cắn lưỡi khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục 3
Sử dụng các dụng cụ bảo vệ răng miệng trong khi ngủ cũng giúp tránh tình trạng cắn lưỡi

Cắn lưỡi khi ngủ là một vấn đề sức khỏe răng miệng mà rất nhiều người gặp phải, điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần của bạn. Do đó, bạn nên duy trì thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày và ăn uống lành mạnh, ăn nhai đúng cách và thăm khám với chuyên gia định kỳ để giảm nguy cơ bị cắn lưỡi trong lúc ngủ. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và nâng cao sức khỏe của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin