Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nồng độ natri huyết thanh có thể giúp xác định người lớn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia, giữ đủ nước có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh suy tim. Phát hiện của họ, xuất hiện trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu, cho thấy rằng việc tiêu thụ đủ lượng chất lỏng trong suốt cuộc đời không chỉ hỗ trợ các hoạt động cần thiết của cơ thể mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim trong tương lai.
Suy tim, một tình trạng bệnh lý mãn tính phát triển khi tim không bơm đủ máu cho nhu cầu của cơ thể, ảnh hưởng đến hơn 6,2 triệu người Mỹ, tức 2% dân số. Nó cũng phổ biến hơn với người lớn có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên.
“Tương tự như việc giảm lượng muối ăn vào, thì uống đủ nước cũng là cách để hỗ trợ trái tim của chúng ta và có thể giúp giảm nguy cơ lâu dài đối với bệnh tim,” Natalia Dmitrieva, Tiến sĩ, tác giả chính của nghiên cứu và một nhà nghiên cứu trong Phòng thí nghiệm Y học Tái tạo Tim mạch tại Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI).
Sau khi thực hiện nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa mất nước và xơ hóa cơ tim, cứng cơ tim, Dmitrieva và các nhà nghiên cứu cũng đã tìm kiếm các mối liên quan tương tự trong các nghiên cứu dân số quy mô lớn. Để bắt đầu, họ đã phân tích dữ liệu hơn 15.000 người trưởng thành, độ tuổi từ 45 - 66, những người đăng ký tham gia nghiên cứu Nguy cơ xơ vữa động mạch trong cộng đồng (ARIC) từ năm 1987 - 1989 và chia sẻ các thông tin từ các lần khám bệnh trong khoảng thời gian 25 năm.
Khi chọn những người tham gia để xem xét hồi cứu, các nhà khoa học tập trung vào những người có mức độ hydrat hóa trong giới hạn bình thường và những người không mắc các bệnh tiểu đường, béo phì hoặc suy tim khi bắt đầu nghiên cứu. Khoảng 11.814 người trưởng thành được đưa vào lần phân tích cuối cùng, và trong số đó, các nhà nghiên cứu phát hiện đến 1.366 (11,56%) sau đó bị suy tim.
Để đánh giá các mối liên hệ tiềm ẩn với quá trình hydrat hóa và bệnh tim, nhóm nghiên cứu đã đánh giá tình trạng hydrat hóa của những người tham gia nghiên cứu bằng cách sử dụng một số biện pháp lâm sàng. Xem xét mức natri huyết thanh, tăng khi lượng chất lỏng trong cơ thể giảm, đặc biệt hữu ích giúp xác định những người tham gia có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao. Nó cũng giúp xác định những người lớn tuổi cũng có nguy cơ phát triển cả suy tim và phì đại tâm thất trái.
Ví dụ, những người trưởng thành có nồng độ natri huyết thanh từ 143 mili đương lượng mỗi lít (mEq/L) - mức bình thường là 135 - 146 mEq/L - ở tuổi trung niên có 39% nguy cơ mắc bệnh suy tim tăng lên so với những người trưởng thành có mức thấp hơn . Và cứ mỗi 1 mEq/L tăng natri huyết thanh trong phạm vi 135 - 146 mEq/L, khả năng bệnh nhân bị suy tim tăng 5%.
Trong một nhóm khoảng 5.000 người trưởng thành tham gia nghiên cứu ở độ tuổi 70 - 90, những người có mức natri huyết thanh là 142,5 - 143 mEq/L ở tuổi trung niên có nguy cơ bị phì đại thất trái cao hơn 62% so với những người có nồng độ natri bình thường. Ngoài ra, Nồng độ natri huyết thanh bắt đầu từ 143 mEq/L tương quan với khả năng tăng 102% nguy cơ phì đại thất trái và 54% nguy cơ suy tim.
Dựa trên những dữ liệu này, các tác giả nghiên cứu kết luận nồng độ natri huyết thanh trên 142 mEq/L ở tuổi trung niên có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển phì đại thất trái và suy tim sau này.
Các nhà nghiên cứu cho biết, một nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng sẽ là cần thiết để xác nhận những phát hiện sơ bộ này. Tuy nhiên, những mối liên hệ ban đầu này cho thấy việc hydrat hóa tốt có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của những thay đổi trong tim có thể dẫn đến suy tim.
Manfred Boehm, M.D., người đứng đầu Phòng thí nghiệm Y học tái tạo tim mạch, cho biết: “Lượng natri huyết thanh và lượng chất lỏng đưa vào có thể dễ dàng được đánh giá trong các kiểm tra lâm sàng và giúp bác sĩ xác định những bệnh nhân nào có thể có lợi khi tìm hiểu về cách giữ nước cho cơ thể."
Chất lỏng cần thiết cho hàng loạt các chức năng của cơ thể, bao gồm giúp tim bơm máu hiệu quả, hỗ trợ chức năng của mạch máu và điều hòa cơ quan tuần hoàn. Các nhà nghiên cứu cho biết, nhiều người tiếp nhận ít hơn mức họ cần. Vì thế, việc bổ sung đủ nước có thể làm giảm nguy cơ suy tim trong thời gian dài.
Mặc dù hướng dẫn về chất lỏng thay đổi tùy theo nhu cầu của cơ thể, các nhà nghiên cứu khuyến nghị lượng nước hàng ngày là khoảng 6 - 8 cốc (1,5 - 2,1 lít) cho phụ nữ và khoảng 8 - 12 cốc (2 - 3 lít) cho nam giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cũng cung cấp các phương pháp để hỗ trợ quá trình hydrat hóa lành mạnh.
Bảo Hân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.