Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giảm hôi miệng với baking soda tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn có một hơi thở thơm mát cùng nụ cười tươi tắn, tự tin trong giao tiếp nhé.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng, ở đây chúng tôi xin nêu ra một vài nguyên nhân phổ biến nhất.
Do vệ sinh răng miệng
Thứ nhất là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Trong quá trình bạn ăn uống hằng ngày, thức ăn sẽ bị nghiền nát và được khoang miệng hoạt động tống hết xuống dạ dày. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng nhỏ thức ăn bị mắc kẹt lại trong vòm miệng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.
Do mắc bệnh về răng miệng
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng như bệnh nha chu, hoặc sâu răng, viêm chân răng,.. nói chung là các bệnh liên quan đến răng miệng thì sẽ dễ bị bệnh kèm theo là bệnh hôi miệng.
Đây là nguyên nhân phổ biến và thường thấy nhất. Tuy nhiên, khi các vấn đề này được giải quyết thì bệnh hôi miệng cũng sẽ ra đi sớm.
Do mắc bệnh về đường tiêu hóa
Ngoài chứng amidan gây hôi miệng thì theo một số nghiên cứu về bệnh học, những người bị bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, thực quản sẽ có dấu hiệu hôi miệng. Điều này được giải thích là do dịch vị dạ dày bạn tiết ra một loại axit khiến bạn bị ợ chua, ợ nóng cổ họng cùng với hơi thở có mùi.
Nếu bạn bị hôi miệng kéo dài và trầm trọng thì đây được coi là biểu hiện của một số bệnh quan trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống trầm cảm sẽ gây ra tác dụng phụ là chứng hôi miệng kéo dài. Điều này không chỉ xảy ra vào buổi sáng sau khi bạn thức dậy mà có thể kéo dài cả ngày.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh hôi miệng có thể xuất phát từ việc sử dụng các thực phẩm có mùi, do bạn uống cà phê hoặc sử dụng thuốc lá quá nhiều cũng khiến hơi thở có mùi khó chịu. Lâu dần tích tụ gây nên bệnh hôi miệng.
Nhiều người dùng phương pháp ngậm nước muối chữa hôi miệng nhưng bạn có thể áp dụng theo các cách giảm hôi miệng với baking soda rất hiệu quả dưới đây:
Cách 1: Cách giảm hôi miệng với baking soda kết hợp với tinh dầu bạc hà
Nguyên liệu: Baking soda, 2ml tinh dầu bạc hà
Thực hiện:
Cách 2: Giảm hôi miệng với baking soda kết hợp với chanh
Nguyên liệu: 1 quả chanh, 4 thìa cafe baking soda
Thực hiện:
Cách 3: Cách giảm hôi miệng với baking soda kết hợp với kem đánh răng
Nguyên liệu: Baking soda và kem đánh răng vừa đủ dùng
Thực hiện:
Trộn đều hỗn hợp trên sau đó sử dụng để đánh răng bình thường một lần/ngày. Sự kết hơp của Baking soda và kem đánh răng giúp làm trắng răng tự nhiên và cho kết quả trắng sáng hơn sau khoảng 1-2 tuần, loại bỏ vết bẩn trong khoang miệng.
Cách 4: Cách giảm hôi miệng với baking soda kết hợp với muối
Nguyên liệu: 3 muỗng Baking soda, 1 thìa muối trắng
Thực hiện:
Trộn hỗn hợp nguyên liệu đã chuẩn bị, sau đó tiến hành chải đều khắp bề mặt răng có thể khiến bạn thất bất ngờ về tác dụng của nó.
Lưu ý chung: Do baking soda có tính tẩy cao, chính vì vậy, tùy theo mỗi cách giảm hôi miệng với baking soda mà bạn thực hiện tại nhà thì chỉ nên áp dụng 2 lần/tuần và ngưng sử dụng khi đạt được hiệu quả mong muốn. Trong những trường hợp men răng yếu và cơ thể dễ dị ứng, không nên áp dụng phương pháp này.
Nếu đang áp dụng cách giảm hôi miệng với baking soda mà không nhận thấy hiệu quả hoặc thấy tình trạng hôi miệng của bạn ngày càng trầm trọng hơn, bạn hãy đến gặp nha sĩ ngay.
Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp hôi miệng với những nguyên nhân nhỏ như do thực phẩm. Chứ không nên áp dụng trong khi hôi miệng gây ra bởi nhiều nguyên nhân như bệnh gan, trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn đường hô hấp, sâu răng, vệ sinh răng miệng không tốt, bệnh nướu răng,...
Tốt hơn hết để tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể thì nên đi gặp các bác sĩ nha khoa để có các biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp. Ngoài ra cần lưu ý:
Hoàng Dương
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.