Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bong gân ngón chân út: Biểu hiện, phương pháp điều trị mau khỏi nhất

Ngày 22/03/2022
Kích thước chữ

Bong gân ngón chân út có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi mức độ tổn thương thì sẽ phương pháp điều trị phù hợp. Hãy cùng xem bong gân sẽ có biểu hiện như thế nào, đối tượng nào hay bị và điều trị như thế nào thông qua bài viết sau đây!

Bong gân ngón chân út có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi mức độ tổn thương thì sẽ phương pháp điều trị phù hợp. Hãy cùng xem bong gân sẽ có biểu hiện như thế nào, đối tượng nào hay bị và điều trị như thế nào thông qua bài viết sau đây!

Bong gân ngón chân út là gì?

Bong gân ngón chân út: Biểu hiện, phương pháp điều trị mau khỏi nhất 1 Bong gân ngón chân út là gì?

Bong gân ở ngón chân liên quan đến chấn thương dây chằng chứ không phải xương ngón chân của bạn. Dây chằng chính là các sợi mô liên kết gắn các xương với nhau và với các khớp. Bong gân ngón chân út xảy ra khi dây chằng tại đó bị tổn thương, từ đó khiến người bị cảm thấy sưng đau và bầm tím ở ngón chân út. Bong gân có thể xảy ra khi ngón chân va chạm hoặc kéo quá mức đến khi căng ra quá mức trong các chuyển động bình thường hàng ngày. 

Biểu hiện của bong gân ngón chân út

Bong gân ngón chân út: Biểu hiện, phương pháp điều trị mau khỏi nhất 2 Bong gân ngón chân út có biểu hiện gì?

Khi ngón chân út bị sưng đau thì đó là dấu hiệu phổ biến nhất của bong gân. Tuy nhiên các cơn đau này ở mức độ vừa phải, không quá nghiêm trọng và người bị vẫn có thể đi lại bình thường. Một số triệu chứng khác để nhận biết bong gân ở ngón chân út như:

  • Đau khi di chuyển ngón chân hoặc cả bàn chân.
  • Một cảm giác đau nhói chân.
  • Ở ngón chân út cảm thấy sưng tấy, bầm tím hoặc đau nhói.
  • Da mềm mỗi khi chạm vào.
  • Mất tính ổn định chung vốn có ở ngón chân.

Đối tượng thường bị bong gân ngón chân út

Các đối tượng bị bong gân thường gặp ở những người: thường xuyên đi giày cao gót, người chơi bóng rổ, bóng đá, các môn thể thao phải dùng lực ở chân nhiều. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bong gân có thể kể đến như:

  • Đi bộ hoặc chạy nhảy trên bề mặt không bằng phẳng.
  • Đi giày thể thao có kích cỡ không vừa chân hoặc không phù hợp
  • Nguy cơ tái phát với những người từng bị bong gân khi gặp các vấn đề chấn thương khác ở chân.

Điều trị bong gân ngón chân út như thế nào?

Bong gân ngón chân út: Biểu hiện, phương pháp điều trị mau khỏi nhất 3 Phương pháp điều trị bong gân ngón chân út 

Tùy vào mức độ nghiêm trong bong gân ngón chân út của bạn mà sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Bong gân thường sẽ được chia thành 3 cấp độ, cụ thể từng cấp độ như sau:

  • Độ I: Cấp độ đau nhẹ và hạn chế chức năng ở ngón chân.
  • Độ II: Cấp độ đau vừa phải và khó đặt trọng lượng lên ngón chân.
  • Độ III: Cấp độ đau đớn dữ dội và không có khả năng đặt trọng lượng lên ngón chân.

Với tính trạng bong gân cấp độ I, thì người bệnh có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi và chườm đá lên ngón chân rồi nẹp để cố định giúp nhanh phục hồi.

Với tình trạng bong gân cấp độ II và III, thì bác sĩ có thể cần áp dụng các biện pháp điều trị bổ sung thêm (ví dụ như dùng giày chạy bộ, ủng đi bộ).

Thực hiện các việc sau khi bạn bong gân:

  • Chườm đá: Chườm đá qua một lớp vải hoặc nước đá lạnh ở ngón út nơi vị trí bong gân, sưng và đau. Thời gian chườm đá từ 20 đến 30 phút, mỗi ngày chườm từ 3 đến 4 lần thì triệu chứng sưng và đau sẽ giảm đi nhanh chóng.
  • Nghỉ ngơi: Khi bị bong gân cần dừng các hoạt động thể thao, công việc cần đi lại hoặc vận động chân. Như vậy sẽ giúp phần bị thương được phục hồi nhanh và giảm đau hơn.
  • Dùng băng ép: Bệnh nhân bị nặng thì dùng thanh nẹp cổ chân hoặc nạng để di chuyển sẽ cần thiết.
  • Dùng thuốc: Nếu trường hợp bong gân đau đớn quá mức và ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống thì người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc. Các thuốc thường dùng là thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề,...
  • Kê cao chân: khi bị bong gân nên kê cao chân trong vòng 48 giờ đầu để giảm áp lực cho chân. Với trường hợp bong gân nhẹ sẽ tự giảm triệu chứng và tự khỏi sau 1 vài ngày nghỉ ngơi và chăm sóc. Tuy nhiên, trong thời gian này cũng nên vận động nhẹ nhàng dần dần đúng tư thế để chân linh hoạt hơn, giúp phần bị thương nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý khi chăm sóc và điều trị bong gân

  • Với mức độ vừa trở lên thì bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế để khám, kiểm tra.
  • Với mức độ nặng khi bị tích dịch kèm với mảnh xương vỡ thì bác sĩ sẽ xem xét để thực hiện phẫu thuật.
  • Bong gân ngón chân thường gặp ở những người hay hoạt động mạnh hoặc quá mức
  • Việc điều trị không quá khó khăn nhưng cần nghiêm túc và kiên trì điều trị và kiêng khem để mau sớm hồi phục.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được bong gân ngón chân út là gì, cùng các biểu hiện đi kèm. Với những phương pháp điều trị mà chúng tôi đã hướng dẫn bạn ở trên, hy vọng bạn có thực hiện cho mình hoặc người thân nếu như bị bong gân. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết chia sẻ của chúng tôi, chúc bạn luôn thành công và khỏe mạnh.

Hạ Hạ

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin